Thơ

nguồn : http://sachxua.net

xem thêm : tác giả

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

Tiểu sử

Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.

Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau 1954, tập kết ra Bắc, ông chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản, có thời gian còn tham gia dạy ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Ông đã được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V  trao tặng năm 1953 cho tập bút ký "Bát cơm Cụ Hồ". Ngày 25.7.2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Nhà văn Nguyễn Thành Long qua hồi ức của con gái

Nhà văn Nguyễn Thành Long cùng hai con gái: Quê Hương và Hoa Hồng (Ảnh: Gia đình nhà văn Nguyễn Thành Long cung cấp)

Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ tiếng bước chân của bố tôi bước lên cầu thang. Cái cầu thang cót két, tiếng bước chân chậm rãi của bố không lẫn vào đâu được. Dường như, ngay trong lúc đi, bố cũng nghĩ ngợi. Bố là thế, lúc nào cũng nghĩ ngợi, trăn trở, nên về mặt tinh thần, có thể nói ông không sung sướng. Ông là một người sinh ra để làm nghề văn, với một tâm hồn sâu sắc, nhạy cảm và đặc biệt tinh tế. Ông hay nói: “Làm nghề văn, tức là mang trái tim mình đi khắp nơi, nghe phản ứng của nó, và viết”. Nhưng vì ông nhạy cảm và tinh tế quá, nên khi ông “mang trái tim đi” như thế, ông sung sướng và đau khổ với những phản ứng của nó, ông nghĩ ngợi và suy tư, ông không yên ổn. Tôi còn nhớ những ngày 30 Tết, mẹ tôi tất bật với đủ thứ việc. Còn bố, ông nằm dài trên giường, mặt đầy vẻ chán đời. Mẹ hỏi: “Anh làm sao thế?”, bố bảo: “Buồn! Tổng kết cả năm mình chẳng làm được cái gì”.

Thỉnh thoảng được đi thực tế với bố, tôi thấy thật lạ. Bố bước chân vào một nhà dân, căn nhà tuềnh toàng, trên tường có bức ảnh anh bộ đội. Trong nhà, có một chị trung niên và một đứa bé. Bố chào hai người rồi ngồi xuống bàn, câu đầu tiên bố hỏi: “Anh chị ở được với nhau bao lâu thì anh đi, hả chị?”. Thế là chị ấy khóc òa, kể cho bố nghe tất cả… Tinh tế và đồng cảm, bố được người ta tin cậy và tâm sự rất dễ dàng…

Tôi may mắn có một tuổi thơ êm đềm trong một gia đình hạnh phúc. Hai chị em tôi chịu ảnh hưởng từ bố rất nhiều. Bố tôi dạy con rất kỹ, từ việc nhỏ nhặt như trải cái chiếu sao cho thẳng, cho đến những cái lớn hơn như lý tưởng, mục đích sống. Nhớ hồi Đại học, thư về nhà, đôi khi tôi viết: “Mọi việc của con đều bình thường”. Thế mà bố không bằng lòng, bố viết cho tôi: “Các con phải sống vượt lên cái bình thường. Quê hương này, đất nước này đòi hỏi các con phải như vậy”.

Bố đọc nhiều, hiểu rộng. Lúc nào, trên tay ông cũng là một quyển sách hay một tờ báo. Bố là một từ điển bách khoa của hai chị em tôi và mẹ. Bất cứ cái gì hỏi bố, bố đều trả lời cặn kẽ. Nói chuyện với bố rất thích, vì bố biết đủ thứ và phân tích rất giỏi. Bọn tôi thân với bố, có thể so mũi trêu bố, có thể nói với bố đủ thứ từ chuyện trẻ con đến những suy nghĩ nghiêm túc.

Nhà tôi cách trụ sở Hội Nhà văn có vài phố, luôn là điểm ghé chơi của các nhà văn, già có, trẻ có. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ những câu chuyện xung quanh cái bàn nước của bố. Bố và các bác các chú rủ rỉ nói với nhau chuyện văn, chuyện nghề, chuyện người, chuyện đời. Còn tôi và Hoa Hồng (TS. vật lý Nguyễn Thị Hoa Hồng) ngồi trên giường cạnh đấy, dựa lưng vào tường học bài, nhưng tai vẫn gióng lên để nghe chuyện… Bọn tôi cứ lớn lên trong không khí thấm đẫm văn học ấy, coi nghề văn, giới văn như ruột thịt của mình…

Nhà chật, xung quanh ồn ào, nên bố thường viết về đêm, khi mọi người đã ngủ. Sáng ra, bố ngủ, tôi lén đọc những dòng bố vừa viết. Lén thôi, vì bố không thích cho đọc khi chưa viết xong. Ngày ấy chưa có máy tính, bố viết xong, sửa chữa xong, thường là tôi hoặc Hoa Hồng chép lại để bố đưa bản thảo sang nhà xuất bản.

Tập kết ra Bắc, ông bà nội và các cô chú còn ở Quy Nhơn và trong Nam luôn là nỗi khắc khoải của bố. Bố đặt tên tôi là Quê Hương cũng là vì vậy. Cuối tháng 3 năm 1975, cả nhà hồi hộp từng ngày. Một chiều, các chú bên Đài Tiếng nói Việt Nam lao đến nhà: “Anh! Có lẽ ngày mai sẽ giải phóng là Quy Nhơn. Bọn em cần bài gấp”. Bố bật dậy: “Được! 5 giờ sáng ghé mình nhé”.

Đã bao năm rồi, ông mong chờ ngày này? Đêm ấy, bố thức trắng, 5 giờ sáng đặt dấu chấm cuối cùng trên bài bút ký. Sáng hôm sau, tin Quy Nhơn giải phóng và bài của bố được đọc. Sau ngày 30 tháng 4, bố và mẹ vào Nam ngay để tìm ông bà nội ngoại, còn tôi, vì đang thi đại học nên phải ở lại Hà Nội một mình. Thi xong, tôi vào Nam bằng tàu thủy cùng chú Bích Ngọc (GS. âm nhạc Bích Ngọc). Từ Đà Nẵng, hai chú cháu đi xe lam vào, ngang qua Tam Kỳ, thấy bố ngồi đọc báo trước cửa nhà ông bà ngoại. Tiễn mẹ và em ra Bắc để mẹ trả phép, tôi và bố vào Quy Nhơn, ở với bà nội và cô chú vài tuần, rồi bắt đầu một chuyến đi của hai bố con và bác Yến Lan, khắp Bình Định, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn…

Những năm cuối đời, bố bị viêm đại tràng, lâu lâu lại có cục gì đó nổi lên trên người và rất đau, nhưng đi khám khắp nơi, chẳng ai biết được bệnh gì. Những lúc bố lên cơn đau, chúng tôi thương bố lắm, nhưng chẳng làm gì được… Lúc người đi xa, tôi lại ở nơi đất khách quê người. Mãi mãi, những ký ức về bố theo chúng tôi đi khắp nơi…

Nguyễn Văn Trang (ghi)

Tác phẩm

   - Bát cơm cụ Hồ (tập bút ký, 1952)
   - Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956)
   - Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957)
   - Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962)
   - Gang ra (bút ký 1964)
   - Trong gió bão (truyện, 1963)
   - Những tiếng vỗ cánh (1967)
   - Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972)
   - Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978)
   - Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1981)
   - Sáng mai nào, xế chiều nào (1984)

Các tác phẩm khác

Dĩ hòa vi quý Lượt xem: 11392
21/08/2013 19:46
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua

Của nặng hơn người Lượt xem: 15141
21/08/2013 19:45
Ðời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời
Trước đến tay không, nào thiết hỏi
Sau vào gánh nặng, lại vui cười

Cảnh nhàn Lượt xem: 14442
21/08/2013 19:44
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao

Lòng vô sự Lượt xem: 17095
21/08/2013 19:43
Trải nguy nan đã mấy phen
Thân nhàn phúc lại được về nhàn
Niềm xưa trung ái thề chẳng phụ
Cảnh cũ điền viên thú đã quen

Mùa thu đi chơi thuyền Lượt xem: 8991
21/08/2013 19:43
Nước xuôi nước ngược, sóng dâng triều
Thuyền khách chơi thu, nọ phải dìu
Chèo vượt bóng trăng, nhân lúc hứng
Buồm giong ngọn gió mặc cơn siêu

Mặc chê khen Lượt xem: 19459
21/08/2013 19:42
Thị phi chẳng quản, mặc chê khen
Ngu dại chan chan, tính đã quen
Cảnh cũ điền viên, tìm chốn cũ
Khách nhàn sơn dã, dưỡng thân quèn

Tự thán Lượt xem: 8877
21/08/2013 19:41
Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn
Ăn uống miễn theo nơi phép tắc
Tới lui cho biết lẽ kinh quyền

Thói đời Lượt xem: 80422
21/08/2013 19:39
Thế gian biến đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi

Nhân tình thế thái Lượt xem: 14786
21/08/2013 19:38
Thấy dặm thanh vân bước ngại chen
Được nhàn ta sá dưỡng thân nhàn
Ba gian am quán lòng hằng mến
Đôi chốn sơn hà mặt đã quen

Danh sách Nhà thơ : Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25885
20/08/2013 10:02
Bà Huyện Thanh Quan - Bằng Việt - Bích Khê - Bùi Giáng - Bùi Minh Quốc - Cao Bá Quát - Cao Thoại Châu - Chế Lan Viên - Đặng Quang Chính - Đặng Thai Mai - Đặng Trần Côn - Đỗ Phồn - Đỗ Phủ - Đỗ Trung Quân - Đồng Đức Bốn - Đông Hải - Dương Khuê - Duong Lam - Giang Nam - goldonline.vn - Hàn Mặc Tử - Hồ Dzếnh - Hồ Xuân Hương - Hoài Thanh - Hoàng Cầm - Hoàng Hà - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hồng Nguyên - Hữu Loan - Hữu Thỉnh - Huy Cận - Huyền Minh - Khái Hưng - Kim Giang - Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Anh Xuân - Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái - Lê Ngọc Hân - Luân Tâm - Lưu Quang Vũ - Lưu Trọng Lư - Lưu Vĩnh Hạ - Lý Bạch - Lý Thường Kiệt - Lý Tử Tấn (Nguyễn Gia Linh) - Mai Đình - Mộng Tuyết - Nam Cao - Nắng Xuân - Ngô Tất Tố - Nguyễn Bính - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Đình Chiểu - Nguyên Đỗ - Nguyễn Du - Nguyễn Duy - Nguyên Hông - Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Khoa Điềm - Nguyễn Khuyến - Nguyễn Lê Huy - Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Mỹ - Nguyễn Nhật Ánh - Nguyễn Nhược Pháp - Nguyên Thạch - Nguyên Thanh Hòa - Nguyễn Thành Long - Nguyễn Thi - Nguyễn Trãi - Nguyễn Trung Kiên - Nguyễn Tuân - Nguyễn Vũ Tiềm - Nguyễn Vỹ - Nhóm Văn Thơ Lạc Việt - Phạm Huy Thông - Phạm Ngọc Thái - Phạm Thiên Thư - Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh)- Phan Khôi - Phùng Khắc Khoan - Phương Triều - Phuongtim - Puskin - Quách Tấn - Quang Dũng - Tạ Ty - Tản Đà - Tăng Minh Luân - Tế Hanh - Thâm Tâm - Thăng Trầm - Thanh Hòa - Thanh Tùng - Thế Lữ - Thơ vui - Thuận Hữu - Tô Đông Pha - Tố Hữu - Trầm Vân - Trần Đăng Khoa - Trần Hậu - Trần Hữu Nghiễm - Trần Huyền Trân - Trần Mạnh Hùng - Trần Tuấn Khải (Á Nam) - Trịnh Công Sơn - Tú Mỡ - Tú Xương(Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Vũ Cự - Vũ Hoàng Chương - Vũ Ngọc Phan - Vũ Trọng Phụng - Vương Đức Lệ - Xuân Diệu - Xuân Quỳnh - Xương Rồng

Hiển thị 1711 - 1720 tin trong 2127 kết quả