nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Theo lời kể của vợ ông, bà Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ".
Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...
Diệu vợi
Lượt xem: 28702
18/12/2014 14:26
Một buổi giời đi đưa đám tang
Có người về ở Mộc hoa trang
Người là một gã thi nhân đó
Tha thẩn đi chôn những mộng vàng
Người con gái ở lầu hoa
Lượt xem: 24125
18/12/2014 14:25
Nhà nàng ở gốc cây mai trắng
Trên xóm mai vàng dưới đế kinh
Có một buổi chiều qua lối ấy
Tôi về dệt mãi mộng ba sinh
Nhà cô thôn nữ
Lượt xem: 28828
18/12/2014 14:25
Vợ tôi chỉ thích quay tơ
Chỉ quen kéo kén, chỉ ưa chăn tằm
Vợ tôi dệt lụa quanh năm
Chỉ hiềm một nỗi không làm được thơ
Một nghìn cửa sổ
Lượt xem: 23762
18/12/2014 14:24
Một nghìn cái cửa sổ
Đều khép vào đêm qua
Một nghìn bàn tay ngà
Đã thò ra cửa sổ
Chuông ngọ
Lượt xem: 37067
18/12/2014 14:23
Lạy Chúa con xin Chúa một giờ
Mười hai giờ ngọ của tình xưa
Chúng con hai đứa Uyên và Bính
Thường hẹn hò nhau mỗi buổi trưa
Bến mơ
Lượt xem: 38727
18/12/2014 14:22
Bến mơ thuyền đậu, dưới thuyền mơ
Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ
Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng
Đến xem chàng nối mấy vần thơ
Gửi cố nhân
Lượt xem: 38098
18/12/2014 14:22
Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi!
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
Vớt giùm trong nước lấy hồn tôi....
Nàng Tú Uyên
Lượt xem: 31691
18/12/2014 14:14
Tú Uyên ơi!
Cả một mùa mai trắng rụng rồi
Cả một mùa sen đang nở rộ
Bốn mùa trở lại một thân tôi
Mưa
Lượt xem: 30579
18/12/2014 14:13
Nhá tối còn hơi rõ mặt người
Rào rào nghe rạng tiếng mưa rơi
Bước chân ngang ngõ đi vồi vội
Buồn ép vào đây ở với tôi?
Gái xuân
Lượt xem: 31153
18/12/2014 14:12
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân
Hiển thị 951 - 960 tin trong 2126 kết quả