nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Theo lời kể của vợ ông, bà Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ".
Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ông là Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...
Chiêu Quân
Lượt xem: 28956
20/12/2014 18:55
Tuyết lạnh che mờ trời Hán Quốc
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang
Cố quận
Lượt xem: 37589
20/12/2014 18:55
Trăng sáng vẫn vờn đôi bóng cau
Ngồi đây mà gửi nhớ phương nào
Gió mát lung linh vầng Bắc Đẩu
Tiếng hè ếch nhái rộn bờ ao.
Đêm bạch hạc
Lượt xem: 37267
20/12/2014 18:54
Có những chiếc giường lạ
Nhìn ra mảnh sân nào
Nửa đêm chợt thức giấc
Thấy ta nằm ở đâu...
Đêm Việt Trì
Lượt xem: 42646
20/12/2014 18:53
(Tặng cô Huệ)
Em là con hát ở bên sông
Hát mãi từ khi em bỏ chồng
Chiều đến, em ngồi trên bến vắng
Gửi người bốn xứ mảnh tình không !
Đôi bờ
Lượt xem: 39039
20/12/2014 18:52
Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?
Đôi mắt người Sơn Tây
Lượt xem: 24747
20/12/2014 18:52
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Đường trăng
Lượt xem: 38311
20/12/2014 18:51
Đường ấy dừa trăng như cổ tích
đường vào những truyện thuở ngày xanh
đường qua bến lội ngang người cát
biển thuỷ triều dâng mặn nước lành
Hồ Nam
Lượt xem: 27793
20/12/2014 18:49
Ai biết Hồ Nam giờ ra sao ?
Xa cách hồn quê động bóng cau
Ðám cưới qua đò quai nón mới
Mười năm còn tưởng bóng cô dâu
Kẻ ở
Lượt xem: 43310
20/12/2014 18:49
Mai chị về em gửi gì không ?
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Không đề
Lượt xem: 25977
20/12/2014 18:48
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Hiển thị 271 - 280 tin trong 2126 kết quả