Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Xuất thân

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.

Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội NguyênĐình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

Hoàn cảnh lịch sử

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

Tác phẩm

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

chú thích

Các tác phẩm khác

Phan Thiết có anh tôi Lượt xem: 21578
20/12/2014 12:45
Anh không giữ cho mình dù chỉ là ngọn cỏ
Đồi thì rộng anh không vuông đất nhỏ
Đất và trời Phan Thiết có anh tôi
Chính ở đây anh thấy biển lần đầu

Qua cầu Tràng Hương Lượt xem: 22574
20/12/2014 11:31
Mây mãi lên với Mã - pí - lèng
Bỏ quên dòng Nho Quế
Tôi bước lên cầu Tràng Hương
Nắng chang chói bên Thượng Phùng, Sơn Vĩ

Qua sông Lượt xem: 29521
20/12/2014 11:30
Sông xanh màu vai áo
Sóng xao nghìn bước chân
Bước sang bờ tiền phương
Giọt mồ hôi tạnh hết

Sang thu Lượt xem: 26550
20/12/2014 11:29
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sau trận đánh Lượt xem: 20813
20/12/2014 11:29
Khi bản Đông thành một nấm mồ
Những hãng phương Tây đưa tin nhớn nhác:
- Chưa bao giờ những binh đoàn thiết giáp
Của đối phương lại áp đảo như đây

Tạm biệt sầm sơn Lượt xem: 20733
20/12/2014 11:28
Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt
Tán bàng ven biển đôi mắt nước mưa
Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt
Một Sầm Sơn mà biết mấy tình cờ

Tám câu Lượt xem: 20020
20/12/2014 11:27
Không giữ nổi một mình
Nhớ em chia cho sóng
Nhấp phải chút tương tự
Thế là chiều biển động

Tắm mưa Lượt xem: 25899
20/12/2014 11:27
Mưa rào rào bong bóng nở đầy sân
Trời như bông đen nước tràn qua mặt
Sấm làm nhịp cho đôi chân nhảy nhót
Kỳ lưng nhau rúc rích đùa vui

Tạp cảm Lượt xem: 26451
20/12/2014 11:26
Chưa viết giấy đã cũ
Chưa viết sông đã đầy
Đám cưới đi qua có người đứng khóc
Chưa viết chợ đã đông

Thành phố bạn bè Lượt xem: 17869
20/12/2014 11:26
Tôi đã ở sáu năm
Trên miền đồi Gia Cẩm
Nhà tập thể nửa gian
Chưa bận con, ở tạm.

Hiển thị 461 - 470 tin trong 2160 kết quả