Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tiểu sử

Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân [3].

Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ [3].

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Sau giải phóng ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế. Ông có trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.[1][4]

Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin [5]. Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006).[1][6].

Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Một bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

Nhân dân

Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt
Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.

Tháng 11/2011

Tác phẩm

  • Báo động
  • Bếp lửa rừng
  • Bước chân - Ngọn đèn
  • Cái nền căm hờn
  • Cát trắng Phú Vang
  • Chiều Hương Giang
  • Con chim thời gian
  • Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
  • Đất ngoại ô (1973)
  • Mặt đường khát vọng (1974)
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)
  • Cửa thép (1972)
  • Đất và khát vọng
  • Trường ca
  • Đất nước
  • Giặc Mỹ
  • Gửi anh Tường
  • Hình dung về Chê Ghêvara
  • Hồi kết cuộc
  • Khoảng trời yêu dấu
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Lau
  • Lời chào
  • Màu xanh lên đường
  • Mùa Xuân ở A Đời
  • Ngày vui
  • Nghĩ về một nhãn hiệu
  • Người con gái chằm nón bài thơ
  • Nơi Bác từng qua
  • Nỗi nhớ
  • Tháng chạp ở Hồng Trường
  • Thưa mẹ con đi
  • Tiễn bạn cuối mùa đông
  • Tình Ca
  • Tôi lại đi đường này
  • Trên núi sông
  • Từ những gì các anh trao?
  • Tuổi trẻ không yên
  • Vỗ Hờn
  • Xanh xanh bóng núi
  • Xuống đường

[1][7][8]

Giải thưởng

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".[4]
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.[9]

chú thích

Các tác phẩm khác

Thi sĩ chân quê Lượt xem: 13873
20/12/2014 15:41
Nguyễn Bính (1919-1966)

Hình như vắng thắt lưng xanh
mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần
vắng yếm sồi, ngực thanh tân
hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...

Người về viên tĩnh viên Lượt xem: 16260
20/12/2014 15:40
Chế Lan Viên (1920-1989)

Dẫu đã biết thi nhân từng trận mạc
vóc ngang tầm chiến lũy một thời trai
vẫn muốn ông thêm một lần ru hát
sau trăm dặm biển trời, cò đậu mát tao nôi.

Đúc thơ câu sắt nguội Lượt xem: 17162
20/12/2014 15:38
Hồng Nguyên (1924-1954)

Tay chặt sắt đường tàu
đúc câu thơ sắt nguội
ba lô mòn nắng mưa
thơ còn nguyên cốt lõi.

Bồng con - bồng súng Lượt xem: 20817
20/12/2014 15:38
Nguyễn Thi (1928-1968)

Người mẹ nào cũng muốn bồng con
sao có lúc phải buộc lòng cầm súng?
Anh không chín tháng ưu tư nặng
hiểu lòng người mẹ chăng?

Lặng lẽ giữa trong xanh Lượt xem: 17726
20/12/2014 15:37
Nguyễn Thành Long (1929-1991)

Từng đi qua những xô bồ thật, giả
những nổi chìm đắm đuối biển phù hoa
mới có được sáng thần tiên lặng lẽ
giữa bồng bềnh mây trắng Sa-pa.

Tàu tốc hành chợt ghé Lượt xem: 16515
20/12/2014 15:35
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

Thác lũ thời gian chưa xóa được
dấu chân người lính tháng năm này
tâm tư để lặn vào gan ruột
khách ở quê ra khó giãi bày.

Màu chia ly Lượt xem: 31323
20/12/2014 15:34
Nguyễn Mỹ (1935-1971)

Anh muốn cuộc chi ly
không hề có chia ly
bằng chấp nhận cái điều không tránh khỏi:
một chia ly
bao màu đỏ
không về!

Nhớ mưa Lượt xem: 29711
20/12/2014 15:33
Lê Anh Xuân (1939-1968)

Vẳng phương xa tiếng gà gáy vọng về
đủ để anh lội qua vùng lửa
Xứ phèn mặn hoa dừa, bông lúa
có bao giờ nguôi nỗi nhớ mưa?

Hoa tự hát Lượt xem: 20659
20/12/2014 15:33
Xuân Quỳnh (1942-1988)

Tây nâng nhành hương sắc
lại gặp mặt mùa xuân
hoa có nhớ một bông hoa tự hát
giữa gió mưa vẫn riêng ngát hương quỳnh.

Gửi hồn vào hương cây Lượt xem: 14337
20/12/2014 15:32
Lưu Quang Vũ (1943-1988)

Đã là hồn Trương Ba
sao còn da hàng thịt?
đứng khuất sau cánh gà
ngậm cười ra nước mắt.

Hiển thị 391 - 400 tin trong 2182 kết quả