Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.

Tiểu sử

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinhHải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam ĐịnhPhúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Sự nghiệp văn học

Tiểu thuyết

Kịch

Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...

Ngoài ra, năm 2006 NXB Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

chú thích

Các tác phẩm khác

Thơ chưa đề tựa số 1 Lượt xem: 20474
20/12/2014 09:34
Đã mưa rồi đó
những chiều mưa rửa sạch mái ngói
dù muộn - cũng đã trở về
dù tầm tã - cũng đã trở về

Thơ chưa đề tựa số 2 Lượt xem: 23109
20/12/2014 09:34
Thỉnh thoảng cuộc đời không đáng yêu
tôi ném thơ tôi vào lửa
vo viên dưới chân bàn
ấy là khi một người đi lấy chồng

Thơ chưa đề tựa số 3 Lượt xem: 20603
20/12/2014 08:28
ta về chơi với trẻ con thôi
ta cầm tay bé như cầm cỏ
tiếng cười mang nắng lụa ra phơi
phờ phạc ta một ngày hôm qua

Thơ chưa đề tựa số 4 Lượt xem: 16504
20/12/2014 08:28
nơi ấy
trên triền dốc cao
nhìn xuống hổ, đổi và thung lũng
chị tôi

Thơ trong công viên Lượt xem: 15770
20/12/2014 08:26
vốn tình hay quên và thường đến muộn
chỗ đã có người ngồi
chẳng sao
thì ta ngổi xuống cỏ

Trắng Lượt xem: 18502
20/12/2014 08:25
mẹ ta tro bụi trên sông
xuôi bèo hoa nẻo hư không mẹ về
hiều hoa trắng rợn bốn bề
trần gian thêm một kẻ về mổ côi

Tưởng tượng Lượt xem: 32870
20/12/2014 08:25
hãy tưởng tượng...
sớm mai thức dậy chỉ còn lại một mình
những thân quen chẳng còn ai cả
chùm hoa mua về không cho ai

Vọng âm Lượt xem: 22887
20/12/2014 08:24
Gã bạn thân đi xa
Người bạn gái ở nhà đau ốm
Lũ bạn quen ồn ào như quạ
Vắng bặt áo cơm

Vọng các Lượt xem: 20766
20/12/2014 08:23
hũ mắm theo ta xuất ngoại
vượt đường cao tốc trao đúng người
cơm chiều gạo trắng con tép đỏ
khi không mà Vọng Các mưa rơi

Tiểu sử Lượt xem: 13078
20/12/2014 08:18
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.

Hiển thị 521 - 530 tin trong 2146 kết quả