nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.
Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.
Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Cùng nhiều truyện và ký sự khác: Truyện phim Lũy hoa (1961), Ký sự Cao Lạng (ký, 1951), Chiến sĩ ca-nô, An Dương Vương xây thành ốc, Truyện anh Lục, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...
Ngoài ra, năm 2006 NXB Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.
Qua nhà
Lượt xem: 17098
18/12/2014 16:00
Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bưởi nhiều hoa ...
(Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)
Hái mồng tơi
Lượt xem: 23133
18/12/2014 15:59
Hoa lá quanh người lác đác rơi
Cuối vườn đeo giỏ hái mồng tơi
Mồng tơi ứa đỏ đôi tay nõn
Cô bé nhìn tay nhí nhảnh cười
Lòng yêu đương
Lượt xem: 22917
18/12/2014 15:59
Yêu yêu yêu mãi thế này!
Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu
Cao bao nhiêu thấp bấy nhiêu
Một hai ba bốn năm chiều rồi... thôi
Thôi nàng ở lại
Lượt xem: 15277
18/12/2014 15:58
Hoa đào từng cánh rơi như tưới
Xuống mặt sân rêu những giọt buồn,
Như những tim tình tan vỡ ấy,
Nhện già giăng mắc sợi tơ đơn.
Ngược xuôi
Lượt xem: 13917
18/12/2014 15:57
Gió lạnh sương sa nặng hạt rồi,
Thuyền ta đậu lại bến nầy thôi.
Sáng mai xuôi ngược về đâu nhỉ ?
Nào biết về đâu kẻ ngược xuôi !
Rượu xuân
Lượt xem: 17702
18/12/2014 15:56
Cao tay nâng chén rượu hồng,
Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay.
Uống đi ! Em uống cho say !
để trong mơ, sống những ngày xuân qua.
Bên sông
Lượt xem: 18974
18/12/2014 15:56
Có hai em bé học trò,
Xem con kiến gió đi đò lá tre.
Nứa xuôi từng một thôi bè,
Nắng sang bãi cát bên kia có chiều.
Không ngủ
Lượt xem: 18945
18/12/2014 15:55
Có trăng bóng lạnh vườn đào,
Có giàn nhạc ngựa lơi vào trong đêm.
Và trong lòng với trong tim,
Có lời em, có bóng em rõ ràng.
Thư gửi Thầy Mẹ
Lượt xem: 14777
18/12/2014 15:54
Ai về làng cũ hôm nay,
Thư này đưa hộ cho thầy mẹ tôi.
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Quan Trạng
Lượt xem: 16872
18/12/2014 15:53
Quan Trạng đi bốn lọng vàng,
Cờ thêu tám lá qua làng Trang Nghiêm.
Mọi người hớn hở ra xem,
Chỉ duy có một cô em chạnh buồn.
Hiển thị 891 - 900 tin trong 2146 kết quả