Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu sử

  • Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1]. Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
  • Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
  • Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...
  • Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
  • Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".
  • Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chọn lọc

  • Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)
  • Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
  • Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940);
  • Qua những màn tối (truyện, 1942);
  • Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942),
  • Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
  • Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
  • Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
  • Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);
  • Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
  • Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
  • Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
  • Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946- 1961);
  • Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
  • Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);
  • Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
  • Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
  • Trời xanh (thơ, 1960)
  • Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
  • Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
  • Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
  • Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
  • Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
  • Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
  • Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
  • Sông núi quê hương (thơ, 1973);
  • Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
  • Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
  • Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981);
  • Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
  • Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).

chú thích

Các tác phẩm khác

Mưa Lượt xem: 24491
20/12/2014 18:43
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mơ
Ðất trắng ngàn cánh rụng
Tiếng quân hò thôn xa

Ngôi nhà Quang Dũng ở Sơn Tây Lượt xem: 14475
20/12/2014 18:42
Phan Lạc Tiếpbr>
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được biết đến là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình ảnh của Sơn Tây vào đầy ắp những thi phẩm của mình. “Em từ thành Sơn chạy giặc về - Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...” Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà Đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả. Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.

Những cô hàng xén Lượt xem: 23119
20/12/2014 18:38
Rặng vải ven sông Đáy
Um tùm bóng cuối xuân
Sông cạn phơi lòng cát trắng
Người qua nâng váy ôm quần

Quán bên đường Lượt xem: 27437
20/12/2014 18:36
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt.
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu.
Mùa gạo đắt, đường xa, trưa vắng khách

Suối tóc Lượt xem: 31494
20/12/2014 18:36
Thuở ấy em ngồi trên cửa gác,
Tóc buông hong với gió đầu thu
Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
Ghi vội vàng em mấy nét thơ...

Tây tiến Lượt xem: 33004
20/12/2014 18:35
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Thơ tặng ông lang Lượt xem: 22844
20/12/2014 18:34
Gian khổ đường ta ta cứ đi
Vững tâm theo kháng chiến trường kỳ
Trắng trong nguyền giữ lòng cam thảo
Son sắt càng thơm dạ quế chi

Thu quê ai Lượt xem: 26690
20/12/2014 18:33
Như cảnh đã vào thu sớm
Da rợn từng cơn, núi đổ chiều
Lá mía, tàu cau rũ héo
Vàng, ôi vàng hắt hiu !

Tiễn bạn Lượt xem: 23690
20/12/2014 18:32
Tặng anh vài giòng chữ
Hẹn sau này gặp nhau
Mùa thu miền kháng chiến
Vẫn giống thu năm nào

Tiểu sử Lượt xem: 26200
20/12/2014 18:32
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đoàn quân Tây tiến.

Hiển thị 291 - 300 tin trong 2132 kết quả