Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu sử

  • Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1]. Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
  • Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
  • Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...
  • Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
  • Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".
  • Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chọn lọc

  • Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)
  • Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
  • Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940);
  • Qua những màn tối (truyện, 1942);
  • Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942),
  • Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
  • Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
  • Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
  • Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);
  • Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
  • Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
  • Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
  • Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946- 1961);
  • Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
  • Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);
  • Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
  • Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
  • Trời xanh (thơ, 1960)
  • Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
  • Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
  • Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
  • Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
  • Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
  • Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
  • Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
  • Sông núi quê hương (thơ, 1973);
  • Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
  • Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
  • Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981);
  • Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
  • Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).

chú thích

Các tác phẩm khác

Năm mới Lượt xem: 20650
21/12/2014 05:39
Khéo bảo nhau rằng: mới với me
Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe
Khăn là bác nọ to tày rế (1)
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.

Ngày xuân của làng thơ Lượt xem: 30762
21/12/2014 05:39
Ngày ba tháng tám thấy đâu mà (1)
Sao đến đầu xuân lắm thế a ?
Ý hẳn thịt xôi lên chặt dạ
Cho nên con tự mới lòi ra ? (2)

Nghèo mà vui Lượt xem: 28558
21/12/2014 05:38
Kể suốt thế ai bằng anh Mán
Trải mùi đời, khôn chán giả làm ngây
Hổ sinh ra lúc thời này
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng

Nhà nho giả danh Lượt xem: 13504
21/12/2014 05:37
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô ?
Không học mà sao cũng gọi "đồ" ?
Ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho ?

Nhớ bạn phương trời Lượt xem: 23197
21/12/2014 05:37
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không?
Sao đang vui vẽ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!

Ông ấm mốc Lượt xem: 39394
21/12/2014 05:36
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà
Trước nhà có miếu, có cây đa.
Vườn ao đất cát chừng ba mẫu (1)
Nứa lá tre pheo đủ một toà.

Ông cò Lượt xem: 26246
21/12/2014 05:34
Hà Nam, danh giá nhất ông cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hỏi mái trống toang đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.

Ông cử Ba (1) Lượt xem: 21868
21/12/2014 05:34
Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua
Ai ngờ mũ áo đến ba ba !
Ðầu như lươn đất mà không lấm
Thân tựa xà hang cũng ngó ra

Ông cử Nhu Lượt xem: 22934
21/12/2014 05:33
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu

Ông Hàn bị vợ dọa bỏ Lượt xem: 19128
21/12/2014 05:32
Ông đã ơn vua một chữ Hàn
Nay lành mai vỡ khéo đa đoan
Ðược thua hai ngả ba câu chuyện
Khôn dại trăm năm một tiếng đàn

Hiển thị 181 - 190 tin trong 2132 kết quả