nguồn : http://vi.wikipedia.org
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ[1][2].
Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).
Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, các tác phẩm chính của ông là:
Năm 1936, truyện dài Tắt lửa lòng của ông đã được Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tác phẩm Kép Tư Bền (viết năm 1927, xuất bản năm 1935) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh lúc bấy giờ. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp.
...Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "bách khoa thư", một "tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng... Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp... Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn... Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại... Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại."[3]
Từ điển bách khoa Việt Nam đánh giá:
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót."[4]
Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.
Ông từng có mặt trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960[5].
Con trai là Nguyễn Tài, Đại tá nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Cháu Nguyễn Trường Đại, hiện là Đại tá Cục phó Cục Thông tin liên lạc (H47), Tổng cục Hậu Cần Kỹ thuật - Bộ Công an
32. Như tình
Lượt xem: 19498
17/12/2014 15:37
Gió trăng lẽo đẽo không tha
Như tình? Như nợ? Như ma quỷ cào
Nắng hồng ôm lụa bay cao
Bỏ vầng mây trắng chiêm bao trễ đò
31. Mất hồn
Lượt xem: 19457
17/12/2014 15:36
Bỏ hết buồn rồi ta còn không
Hay ta còn lại hạt bụi hồng
Lững lờ trong gió trôi trong nắng
Mất cả ngọn nguồn quên đục trong!
30. Sững sờ
Lượt xem: 18565
17/12/2014 15:35
Một ngày nắng sữa mưa hoa
Gió trêu chín bưởi chua cà ngọt chanh
Sững sờ em hốt hồn anh
Gieo ngon kiếp trước gặt lành kiếp sau
29. Khói mây
Lượt xem: 32595
17/12/2014 15:34
Nắng muộn lơ thơ lạ đất trời
Tha hương cầu thực có gì vui
Chân mòn đau tủi hồn hoang dã
Lối cũ lòng quê bỗng ngậm ngùi!
28. Cũng đã chân mây
Lượt xem: 23143
17/12/2014 15:33
"Hương quê lòng khói đã chân mây
Vườn hoang giếng lạnh rớt trâm cài
Ve sầu dạ nhẹ tình hoa nắng
Vòng thơm kỷ niệm áo mưa bay"
27. Lơ lửng
Lượt xem: 23783
17/12/2014 15:31
Vô vi không phải không làm
Không làm không phải không tham muốn gì
Hình như chân chẳng chịu đi
Mà lòng vẫn muốn... hòn bi cũng thèm?
26. Chết đuối
Lượt xem: 30053
17/12/2014 15:30
Thân tặng Nguyễn Ngọc Liên & Dương Thị Tuyết Nhung
Cánh hoa xuân muộn rụng trước thềm
Tưởng nghe chăn gối gọi thân quen
Ngờ đâu em dậy lo cơm nước
Lỡ mộng cuối tuần... tiếc vai êm!
25. Cổ tích
Lượt xem: 22319
17/12/2014 15:28
Em như nắng ấm đầu xuân
Như hoa đồng nội rất thân rất hiền
Như cổ tích như thần tiên
Mây qua đỉnh núi thăm miền thơ ngây
24. Lặng lẽ
Lượt xem: 25684
17/12/2014 15:27
Lang thang hốt rác, nhặt hoa rơi
Có phải quê xưa cuối chân trời
Những giọt mồ hôi lăn trên má
Hay dòng lệ khóc kiếp nổi trôi?
23. Hao gầy
Lượt xem: 19363
17/12/2014 15:26
"Tình đất tình người tình cỏ cây?
Sông bồi núi lở gió ăn mây?
Ngày đen đêm trắng tàn chinh chiến?
Buồn cõng vui đi bóng hao gầy? "
Hiển thị 1301 - 1310 tin trong 2153 kết quả