Thơ

17/12/2014 14:17
Lượt xem 21317
(Trích Trang ca)
...
Ai từng nghe nói quân du kích?
Nhắc đến lòng son tràn cảm kích,
Ôi những chiến sĩ, những anh hùng,
Những kẻ hồn xanh như ngọc bích;
Đi theo tiếng gọi nước non thiêng,
Đứng dưới sao vàng ra kháng địch.
Mắt trào lửa giận cháy con ngươi!
Miệng hát quân ca lòe ánh sáng!
Vai mang súng đoạt của quân thù
Mũ lây trên đầu quân giặc loạn
Gươm mài nước suối bên ghê da,
Dao dong bóng trăng đeo sáng loáng,
Hôn còn theo đuổi bóng cờ bay,
Nhìn lại chân không chẳng có giày!
Dân quân ăn mặc đủ màu quê.
Nâu lẫn, chàm pha, đen trắng kề.
Đủ cỡ áo quần, may đủ kiểu.
Tâm bào tơi lá trải sơn khê!
Thèm, ăn măng trúc; đói, cơm khô.
Khát: suối bên đèo tuôn nước lã.
Cheo leo xác mệt, tối nghiêng nằm.
Thân lót bằng rơm, đầu gối ra.
Đâu có màn che, đâu trướng rủ?
Chỉ có hồn thiêng ru giấc ngủ.
Thiếu ăn, thiếu? mặc, thiếu quân nhu,
Nhưng dạ anh hùng thì thật đủ!
Hết trận ngày qua, đến trận mai;
Đất này một tấc chẳng nhường ai!
Thắng luôn Đình Cả; Ngân Sơn được;
Đá hãy kinh hoàng trận Võ Nhai!
Lại theo Đề Thám vùng Yên Thế;
Rền khắp núi sông, cười thế hệ.
Hạ du cũng thuộc tiếng truyền vang,
Nghe đội nữ binh hồ Ba Bể!
- Chiến khu thành lập giữa chon von
Thay mãi bờ sông, nhích mãi non.
Biên giới mỗi ngày thay mấy lượt;
Rộng ra đồi ấp, đến làng thôn.
Bốn phương nhạt nhẽo đời không sắc,
Sáng sớm ngưỡng trông về Việt Bắc.
Dưới còn hùm sói nhục dân gian,
Trên đã thanh bình không vó giặc.
Hoang mang phương dưới hận đòi cơn,
Tổ quốc lên cao lánh tủi hờn,
Hồn nước ở đây Khu Giải Phóng,
Ngoài kia còn tối cả giang sơn,
Đây quân du kích sao chen ánh,
Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh.
Cờ như mắt mở thức thâu canh,
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.
Cờ như nắng mãi ấm luôn luôn,
Sưởi khắp lòng ai nghe vắng lạnh.
Sớm hôm canh giữ lấy hồn thiêng.
Bay mãi trên trời, treo sứ mệnh!
*
...
Vì bởi yêu cờ mới tới đây,
áo trăm lần ướt rồi khô lại,
Thân hết chui rừng lại lách mây.
Mây lần nhọc mệt, lòng toan nản,
Trông thấy sao vàng: tay vuốt trán,
Chân quên đá nhọn, gối quên chôn,
Bước lại so đều chưa thấy chán!
Những phen tin tưởng muốn lung lay,
Sao gọi trên cờ, phấp phới bay,
Mật trắng nếm ngon như nhắm tốt,
Cỏ khô còn hát được bài hay.

(Hoàng Diệu, ngày 30-11-1945
Việt Nam dân chủ cộng hòa năm thứ nhất)
Các tác phẩm khác

Ngài và Anh, Cô và Em Lượt xem: 13578
18/08/2013 10:47
Nàng buột miệng đổi tiếng Ngài trống rỗng,
Thành tiếng Anh thân thiết đậm đà,
Và gợi lên trong lòng đang say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca.

Gửi em ... Lượt xem: 10539
18/08/2013 10:45
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mặt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Gửi... Lượt xem: 13334
18/08/2013 10:44
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Gửi Chaadaev Lượt xem: 8390
18/08/2013 10:43
Sự bịp bợm của tình, mơ, danh vọng
Mơn trớn ta chẳng được bao lâu
Những trò vui ngày thơ thoáng bóng,
Như mộng đêm, như sương sớm tan mau.

Tỉnh giấc Lượt xem: 5784
18/08/2013 10:42
Ước mơ, ước mơ
Ngọt ngào em đâủ
Em đâu, em đâu
Niềm vui đêm tốỉ

Biển Lượt xem: 12726
18/08/2013 10:39
Tôi chưa ra biển bao giờ
Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng
Tôi chưa yêu bao giờ
Ngỡ tình yêu là ảo mộng

Mẹ ơi Lượt xem: 15365
18/08/2013 10:34
Bây giờ con chẳng có gì
Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời
Chỉ xin mẹ một tiếng cười
Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con

Chợ buồn Lượt xem: 14147
18/08/2013 10:33
Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày.

Sông Thương ngày không em Lượt xem: 10415
18/08/2013 10:32
Không em ra ngõ kéo diều
Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay.
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.

Đây thôn Vĩ Dạ - một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử Lượt xem: 11059
18/08/2013 10:15
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.

Hiển thị 661 - 670 tin trong 801 kết quả