nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Thân mẫu ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương[cần dẫn nguồn]. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.
Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.[3]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình). [4]
Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của ông đến văn học Việt Nam vẫn đáng kể. Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu .
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, một ngôi mộ được cho là của Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).[5]
Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.
Một Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà văn [6].
Và quan niệm nghệ thuật của ông là " Nghệ thuật vị nhân sinh (nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật" ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX
|
|
|
Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1969), Địa dư Việt Nam (1951).
Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm 1945.
Mẹ
Lượt xem: 56757
20/12/2014 10:27
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Một chút hương thời gian
Lượt xem: 23979
20/12/2014 10:26
Cơn gió mùa xa về gõ cửa
Cho lòng ta nhớ Tết thế này !
Em đến mà sao trời nóng quá
Đâu còn một chút mưa xuân bay ?
Một hôm thấy nắng vàng như là ngày xưa
Lượt xem: 19667
20/12/2014 10:26
Một hôm thấy nắng vàng ngoài hiên
Nắng như là năm cũ
Một hôm thấy nắng vàng vừa lên
Vui - buồn không biết nữa
Năm bốn mươi bốn
Lượt xem: 21108
20/12/2014 10:25
tàu chuối xanh non
mở cho ta cánh buổm
góc sân thì quá hẹp
chiếc võng gai gọi sóng
Ngày vắng
Lượt xem: 19925
20/12/2014 10:24
Ta ném qua cửa sổ
cành Violet quá buồn
có những ngày vắng quá
hoa cúc vàng ngoài dậu
vẫn cứ màu hoàng hôn
Ngụ ngôn của mỗi ngày
Lượt xem: 34094
20/12/2014 10:23
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Những con đường ven biển
Lượt xem: 26337
20/12/2014 09:53
Xin cám ơn những con đường ven biển
Rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cảm ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thùy dương nói hộ tiếng thầm thì
Phía sau thơ
Lượt xem: 39281
20/12/2014 09:52
cám ơn em, người chẳng bao giờ quan tâm dến những bài thơ anh viết. Người chẳng bao giờ để mắt đến những trang bản thảo anh quăng bừa bãi trên bàn, người đứng đứng ngoài cuộc đời riêng của anh từng đêm - nhưng vẫn thức cùng anh suốt sáng...
Quán mưa
Lượt xem: 27362
20/12/2014 09:51
Giã từ một cơn mơ đẹp
giọt sương trên mắt Hương
gương mặt nghiêm trang mà trẻ ranh của Yên
Huyền bụ bẫm
Thủy hồn nhiên
Quê hương
Lượt xem: 32223
20/12/2014 09:50
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Hiển thị 501 - 510 tin trong 2140 kết quả