Vi vút tầng cao con lá rụng
Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ
Tôi trở lại với đoạn thơ đầu:
Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...
Đến đoạn thứ ba thì người mới thực sự tả về em:
Thoắt tình đã vào xa vắng
Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Hình tượng thơ của bài "Mưa bay trong tiếng chuông" được sử dụng đầy chất triết luận hoặc hội hoạ: Hồn vô định, mưa mênh mang, khúc mưa bay, vọng giữa mưa đêm, khuông trời, gió... trăng... dìu dặt, người và bóng, bản nhạc thơ v.v.... Không gian thực mà ảo. Hiện tại và quá khứ đan xen trong nhau để nói về nỗi tình da diết của nhà thơ với người thiếu nữ đã xa. Tôi xin bình sang đoạn thơ cuối cùng:
Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?
Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.
Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm...
Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29736
27/12/2014 14:21
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Thuận Hữu (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23008
27/12/2014 14:20
Nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu (sinh 1958) tên thật là Nguyễn Hữu Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Tế Hanh (1921-2009) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27058
27/12/2014 14:19
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Pushkin (1799-1837) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24577
27/12/2014 14:18
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин (trợ giúp·chi tiết); 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).
Phương Triều (1942 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20154
27/12/2014 14:17
Phương Triều, nhà thơ, Tên thật là Lê Huỳnh Hoàng, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1942 tại Sa Ðéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn). Gia nhập làng báo Sài-gòn năm 1959.
Nguyễn Vũ Tiềm (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19271
27/12/2014 14:17
Nguyễn Vũ Tiềm, sinh năm: 1940, nơi sinh: Gia Lâm - Hà Nội
Bút danh: Hướng Thiện
Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Kiên (1973 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22057
27/12/2014 14:16
Nguyễn Trung Kiên sinh ngày 28/4/1973 tại Hà nội, hiện ở 218/23 Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu.
Nguyễn Khoa Điềm (1943 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 29787
27/12/2014 14:15
Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng [1], gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng) [2]. Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hiện nay, ông nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31084
27/12/2014 14:15
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Mai Đình (1917- 1999) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20793
27/12/2014 14:13
Nữ sĩ Mai Đình (1917-1999), tên thật là Lê Thị Mai, nguyên quán Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Mai Đình sinh trưởng trong một gia đình khá giả, phụ thân là một tuỳ viên làm việc ở Toà sứ Phan Thiết. Là một cô gái có học, biết tiếng Pháp, làm thơ (có một số bài đã đăng báo).
Ngày 16/10/1999 nữ sĩ Mai Đình từ giã cõi đời nhẹ nhàng như một bài thơ, hưởng thọ 83 tuổi, tại nhà riêng số 225/14, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến Mai Đình người ta liên tưởng đến nhà thơ Hàn Mạc Tử, người mà nữ sĩ vẫn luôn yêu thương bằng trái tim chân thành và nóng bỏng.
Hiển thị 491 - 500 tin trong 2680 kết quả