Thơ

Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
Nam-mô-a-di-đà!
Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...
 
Vi vút tầng cao con lá rụng
Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
Chân ta bước dưới khuông trời thành phố
Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ.
 
Thoắt tình đã vào xa vắng
Mình anh với bóng nhớ hoài em
Hồn như cánh chim vô định
Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.
 
Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?
Kia không gian thao thiết gót chân mềm
Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt
Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.
 
                              Thơ PHẠM NGỌC THÁI
                   Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012

PHẠM NGỌC THÁI VÀ BẢN TÌNH MƯA TUYỆT VỜI
 
HOÀNG THỊ THẢO
LỜI BÌNH:   Trong cái làn mưa bay dưới khuông trời thành phố, có một người thi sĩ đang lang thang nhớ bóng người yêu:

                        Vi vút tầng cao con lá rụng

                        Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
                        Chân ta bước dưới khuông trời thành phố

                        Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Đọc đến những từ "con lá rụng": Tức là hình ảnh hiu hắt của vài chiếc lá đang bay vi vút giữa tầng không, mà tác giả gọi là "con lá..." - Tôi bỗng liên tưởng đến câu thơ trong KIỀU của Nguyễn Du:
                       Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
     Đây là hình ảnh của vầng trăng khuyết cô quắt... khi nhớ đến bóng người đi xa. Mảnh trăng cô độc ấy nửa thì lọt qua song cửa soi lên chiếc giường chăn đơn gối chiếc của Kiều, nửa thì dõi theo cái bóng đã khuất dặm trường của chàng Thúc Sinh ở tận phương trời. Trở lại với bài "Mưa bay trong tiếng chuông" - Tuy hình ảnh ở bài thơ này của Phạm Ngọc Thái không đến mức sầu muộn, thê lương như hình tượng câu thơ trong Kiều? Song, những "con lá rụng..." đang bơ vơ bay giữa khuông trời của đêm cô đơn kia, cũng làm cho lòng ta xốn xang cùng với nhà thơ.
     Những tiếng sóng bên hồ lao xao vỗ theo bước chân anh. Cảnh mưa đó lại được hoà tấu bằng sự đồng vọng của tiếng chuông chùa buồn. Đó cũng chính là tiếng lòng thương nhớ của anh thi sĩ với người con gái đã xa xăm.
     Ba cái cảnh: Trời mưa, tiếng chuông và sự cô đơn... để tạo nên một bản tình xô-nát âm vang trong trời đất. Giọng điệu thi ca trầm... ngân nga... như câu thơ đã viết:
                       Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Tôi trở lại với đoạn thơ đầu:
                       Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện

                       Nam-mô-a-di-đà!
                       Trong khúc mưa bay âm vang trời đất

                       Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...

     Suốt bài thơ... làn mưa và tiếng chuông chùa cứ thao thiết trong nhau, hoà vào tâm tình của người thi sĩ. Cái tiếng chuông thỉnh lên lời cầu nguyện "nam-mô-a-di-đà" ấy, phải chăng cũng là tiếng khắc khoải nguyện cầu thao thiết trong anh? Anh đi trong khúc mưa bay với một tâm hồn trống trếnh, chơi vơi: Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là... /-  Sự mơ màng như thể đang dẫn người đến bên cửa phật. Một bài thơ tình ở chốn thánh thần, làm cho tình thi vừa thân thương lại thêm màu huyền hoặc.

     Đến đoạn thứ ba thì người mới thực sự tả về em:
                       Thoắt tình đã vào xa vắng

                       Mình anh với bóng nhớ hoài em
                       Hồn như cánh chim vô định

                       Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.

     Bóng của người con gái được hiện ra cũng rất hư hao, chỉ nhìn thấy trong làn mưa mái tóc em đang vương bay. Tâm hồn nhà thơ thì "như cánh chim vô định" - Nghĩa là mông lung, không có bến bờ, ở cõi vô tận vô cùng. Một tâm hồn lạnh lẽo, cô liêu. Hình ảnh thơ như ẩn, như hiện đưa ta hút sâu vào cùng tâm trạng của anh. Cũng chẳng khác là bao với tâm trạng của kẻ nhớ người ở phương trời trong Chinh Phụ Ngâm:
                       Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

                       Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

     Hình tượng thơ của bài "Mưa bay trong tiếng chuông" được sử dụng đầy chất triết luận hoặc hội hoạ: Hồn vô định, mưa mênh mang, khúc mưa bay, vọng giữa mưa đêm, khuông trời, gió... trăng... dìu dặt, người và bóng, bản nhạc thơ v.v.... Không gian thực mà ảo. Hiện tại và quá khứ đan xen trong nhau để nói về nỗi tình da diết của nhà thơ với người thiếu nữ đã xa. Tôi xin bình sang đoạn thơ cuối cùng:
                       Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?

                       Kia không gian thao thiết gót chân mềm
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.

      Những kỉ niệm trong ký ức tràn về theo tiếng chuông. Hình ảnh người con gái từ câu thơ: Mái tóc em bay làn mưa mênh mang /- Đến đây, nhà thơ nhớ lại những ngày cùng dạo bước bên người yêu: Kia không gian thao thiết gót chân mềm /- Cả bóng trăng khuya, con gió dặt dìu, tiếng chuông và làn mưa... cùng hoà trong bản tình xô-nát bên hồ ấy:
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm...

     Hai câu cuối thật hay! Không chỉ với giọng thơ khoan nhặt, mà cả bản tình như được tắm vào trong vũ trụ cuộc sống và tình yêu con người. "Mưa bay trong tiếng chuông" như có tiếng ru thần diệu thấm vào hồn ta, để lòng ta say. Một cái say thâm trầm, da diết. Ngôn ngữ và làn điệu tha thiết. Hình ảnh lại hư hao như ở chốn bồng lai, cõi phật... cuốn hút cảm nhận của ta đắm chìm vào trong đó.
     Trong đoạn thơ cuối này, ta thấy cả khoảng không gian của bài thơ đều qui tụ vào đây. Từ gió, ánh trăng cùng làn mưa đêm và tiếng chuông chùa ngân nga... ẩn hiện bóng hình với bước chân thiếu nữ. Đó là một bản tình ca đằm đìa, xao xiết dưới gió trăng - Như câu thơ đã kết:
                      Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm
     Nói "Mưa bay trong tiếng chuông" là một bài thơ tình hay hoặc "rất hay!..." cũng đều thoả đáng. Nhưng cảm yêu cái tiếng mưa, những hạt mưa bay đã được thi sĩ Phạm Ngọc Thái gieo suốt bài thơ mà tôi bảo rằng: Đó là một bản tình mưa tuyệt vời !
 
         Tháng 10/2015
Các tác phẩm khác

Mộng tình là thật Lượt xem: 21425
19/12/2014 15:50
Tác giả: ThanhThanhsingle. Nguyễn Thanh Thanh

Với ta ra ngẫn vào ngơ
Sáng, trưa, chiều, tối bơ phờ nhớ ai ?
Gặp chi sau ngắn, không dài !
Ngỡ ngàng, bối rối và hay ngập ngừng

Mùa xuân tháng hai Lượt xem: 26699
19/12/2014 15:49
Tác giả: Đỗ Hồng
Xin mến tặng người thơ chưa quen biết ttqv.

“Xin hãy tặng nhau” những gì đã mất
“Khúc giao mùa” giờ cũng nhạt dư âm
Có còn ai trong cuộc sống thăng trầm
Sẽ ngồi lại bên ta “chiều hoang vắng”

Ngày hiến chương nhà giáo Lượt xem: 21995
19/12/2014 15:48
Tác giả: ThanhThanhsingle. Nguyễn Thanh Thanh

Hai mươi mười một ngày dương
Hiến chương nhà giáo mở đường tương lai
Việt Nam đã chọn lấy ngày
Tôn vinh sự nghiệp uốn ngay rèn người

Ngày mai không có mặt trời Lượt xem: 22149
19/12/2014 15:47
Tác giả: Đỗ Hồng (Dohuhong)

Ngày mai tới bầu trời đầy bụi cát
Nhìn quanh ta không còn bóng loài người
Bởi tình người lâu ngày rồi cũng mất
Còn hận thù làm đất lở sông trôi

Nữ hoàng của các nữ hoàng trời sao Lượt xem: 19247
19/12/2014 15:47
Tác giả: Lâu Văn Mua

Em như là hoa chẳng son hồng cánh phấn
Vẫn thiên hương quốc sắc
Với anh em là mĩ nhân tuyệt đại
Em như hòn lửa đưa anh vào thế giới loài chim bay

Sao mãi chỉ yêu Lượt xem: 18871
19/12/2014 15:45
Tác giả: Nguyên Đỗ

Sao mãi chỉ yêu có một người
Chân trời góc bể chốn xa xôi
Người thương tri kỷ không hay biết
Nỗi nhớ hắt hiu xâu xé đời

Tình yêu và phước hạnh Lượt xem: 18945
19/12/2014 15:44
Tác giả: Tiểu Minh Ngọc

Cầu xin Chúa của muôn loài,
Ban cho bạn thấy, sáng ngời Ơn Cha,
Xin cho bạn thấy bao la,
Tình yêu thương đó, vượt xa ý đời,

Tôi khách đa tình ... Lượt xem: 20278
19/12/2014 15:43
Tác giả: Cành Cong

Tôi khách đa tình, Em giai nhân
Nghĩa là tiền kiếp đã nợ nần
Có khi ... Tôi : gã xây hồ nguyệt
Một thuở vay Em ... nợ rửa chân Tôi khách đa tình, Em giai nhân Nghĩa là tiền kiếp đã nợ nần Có khi ... Tôi : gã xây hồ nguyệt Một thuở vay Em ... nợ rửa chân

Trái tim tôi Lượt xem: 29713
19/12/2014 15:41
Tác giả: Vietnam

Trái tim tôi có cánh
Sợ cùm gông ngục tù
Nỗi buồn thường xa lánh
Tung trời mây lãng du

Tứ phương hành hay Tống khứ hành Lượt xem: 11192
19/12/2014 15:40
Tác giả: Vũ Đình Trường

(phóng họa "Tống biệt hành" của nữ sĩ Vi Khuê.
"Tống biệt hành" cũng là tựa đề một bài thơ của Thâm Tâm)

Hiển thị 1251 - 1260 tin trong 2680 kết quả