Thơ

Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
Nam-mô-a-di-đà!
Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...
 
Vi vút tầng cao con lá rụng
Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
Chân ta bước dưới khuông trời thành phố
Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ.
 
Thoắt tình đã vào xa vắng
Mình anh với bóng nhớ hoài em
Hồn như cánh chim vô định
Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.
 
Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?
Kia không gian thao thiết gót chân mềm
Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt
Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.
 
                              Thơ PHẠM NGỌC THÁI
                   Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012

PHẠM NGỌC THÁI VÀ BẢN TÌNH MƯA TUYỆT VỜI
 
HOÀNG THỊ THẢO
LỜI BÌNH:   Trong cái làn mưa bay dưới khuông trời thành phố, có một người thi sĩ đang lang thang nhớ bóng người yêu:

                        Vi vút tầng cao con lá rụng

                        Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
                        Chân ta bước dưới khuông trời thành phố

                        Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Đọc đến những từ "con lá rụng": Tức là hình ảnh hiu hắt của vài chiếc lá đang bay vi vút giữa tầng không, mà tác giả gọi là "con lá..." - Tôi bỗng liên tưởng đến câu thơ trong KIỀU của Nguyễn Du:
                       Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
     Đây là hình ảnh của vầng trăng khuyết cô quắt... khi nhớ đến bóng người đi xa. Mảnh trăng cô độc ấy nửa thì lọt qua song cửa soi lên chiếc giường chăn đơn gối chiếc của Kiều, nửa thì dõi theo cái bóng đã khuất dặm trường của chàng Thúc Sinh ở tận phương trời. Trở lại với bài "Mưa bay trong tiếng chuông" - Tuy hình ảnh ở bài thơ này của Phạm Ngọc Thái không đến mức sầu muộn, thê lương như hình tượng câu thơ trong Kiều? Song, những "con lá rụng..." đang bơ vơ bay giữa khuông trời của đêm cô đơn kia, cũng làm cho lòng ta xốn xang cùng với nhà thơ.
     Những tiếng sóng bên hồ lao xao vỗ theo bước chân anh. Cảnh mưa đó lại được hoà tấu bằng sự đồng vọng của tiếng chuông chùa buồn. Đó cũng chính là tiếng lòng thương nhớ của anh thi sĩ với người con gái đã xa xăm.
     Ba cái cảnh: Trời mưa, tiếng chuông và sự cô đơn... để tạo nên một bản tình xô-nát âm vang trong trời đất. Giọng điệu thi ca trầm... ngân nga... như câu thơ đã viết:
                       Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Tôi trở lại với đoạn thơ đầu:
                       Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện

                       Nam-mô-a-di-đà!
                       Trong khúc mưa bay âm vang trời đất

                       Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...

     Suốt bài thơ... làn mưa và tiếng chuông chùa cứ thao thiết trong nhau, hoà vào tâm tình của người thi sĩ. Cái tiếng chuông thỉnh lên lời cầu nguyện "nam-mô-a-di-đà" ấy, phải chăng cũng là tiếng khắc khoải nguyện cầu thao thiết trong anh? Anh đi trong khúc mưa bay với một tâm hồn trống trếnh, chơi vơi: Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là... /-  Sự mơ màng như thể đang dẫn người đến bên cửa phật. Một bài thơ tình ở chốn thánh thần, làm cho tình thi vừa thân thương lại thêm màu huyền hoặc.

     Đến đoạn thứ ba thì người mới thực sự tả về em:
                       Thoắt tình đã vào xa vắng

                       Mình anh với bóng nhớ hoài em
                       Hồn như cánh chim vô định

                       Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.

     Bóng của người con gái được hiện ra cũng rất hư hao, chỉ nhìn thấy trong làn mưa mái tóc em đang vương bay. Tâm hồn nhà thơ thì "như cánh chim vô định" - Nghĩa là mông lung, không có bến bờ, ở cõi vô tận vô cùng. Một tâm hồn lạnh lẽo, cô liêu. Hình ảnh thơ như ẩn, như hiện đưa ta hút sâu vào cùng tâm trạng của anh. Cũng chẳng khác là bao với tâm trạng của kẻ nhớ người ở phương trời trong Chinh Phụ Ngâm:
                       Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

                       Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

     Hình tượng thơ của bài "Mưa bay trong tiếng chuông" được sử dụng đầy chất triết luận hoặc hội hoạ: Hồn vô định, mưa mênh mang, khúc mưa bay, vọng giữa mưa đêm, khuông trời, gió... trăng... dìu dặt, người và bóng, bản nhạc thơ v.v.... Không gian thực mà ảo. Hiện tại và quá khứ đan xen trong nhau để nói về nỗi tình da diết của nhà thơ với người thiếu nữ đã xa. Tôi xin bình sang đoạn thơ cuối cùng:
                       Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?

                       Kia không gian thao thiết gót chân mềm
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.

      Những kỉ niệm trong ký ức tràn về theo tiếng chuông. Hình ảnh người con gái từ câu thơ: Mái tóc em bay làn mưa mênh mang /- Đến đây, nhà thơ nhớ lại những ngày cùng dạo bước bên người yêu: Kia không gian thao thiết gót chân mềm /- Cả bóng trăng khuya, con gió dặt dìu, tiếng chuông và làn mưa... cùng hoà trong bản tình xô-nát bên hồ ấy:
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm...

     Hai câu cuối thật hay! Không chỉ với giọng thơ khoan nhặt, mà cả bản tình như được tắm vào trong vũ trụ cuộc sống và tình yêu con người. "Mưa bay trong tiếng chuông" như có tiếng ru thần diệu thấm vào hồn ta, để lòng ta say. Một cái say thâm trầm, da diết. Ngôn ngữ và làn điệu tha thiết. Hình ảnh lại hư hao như ở chốn bồng lai, cõi phật... cuốn hút cảm nhận của ta đắm chìm vào trong đó.
     Trong đoạn thơ cuối này, ta thấy cả khoảng không gian của bài thơ đều qui tụ vào đây. Từ gió, ánh trăng cùng làn mưa đêm và tiếng chuông chùa ngân nga... ẩn hiện bóng hình với bước chân thiếu nữ. Đó là một bản tình ca đằm đìa, xao xiết dưới gió trăng - Như câu thơ đã kết:
                      Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm
     Nói "Mưa bay trong tiếng chuông" là một bài thơ tình hay hoặc "rất hay!..." cũng đều thoả đáng. Nhưng cảm yêu cái tiếng mưa, những hạt mưa bay đã được thi sĩ Phạm Ngọc Thái gieo suốt bài thơ mà tôi bảo rằng: Đó là một bản tình mưa tuyệt vời !
 
         Tháng 10/2015
Các tác phẩm khác

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23171
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21891
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24335
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21403
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19314
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26437
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24118
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22556
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30571
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32019
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hiển thị 541 - 550 tin trong 2680 kết quả