Thơ

Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
Nam-mô-a-di-đà!
Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...
 
Vi vút tầng cao con lá rụng
Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
Chân ta bước dưới khuông trời thành phố
Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ.
 
Thoắt tình đã vào xa vắng
Mình anh với bóng nhớ hoài em
Hồn như cánh chim vô định
Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.
 
Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?
Kia không gian thao thiết gót chân mềm
Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt
Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.
 
                              Thơ PHẠM NGỌC THÁI
                   Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012

PHẠM NGỌC THÁI VÀ BẢN TÌNH MƯA TUYỆT VỜI
 
HOÀNG THỊ THẢO
LỜI BÌNH:   Trong cái làn mưa bay dưới khuông trời thành phố, có một người thi sĩ đang lang thang nhớ bóng người yêu:

                        Vi vút tầng cao con lá rụng

                        Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
                        Chân ta bước dưới khuông trời thành phố

                        Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Đọc đến những từ "con lá rụng": Tức là hình ảnh hiu hắt của vài chiếc lá đang bay vi vút giữa tầng không, mà tác giả gọi là "con lá..." - Tôi bỗng liên tưởng đến câu thơ trong KIỀU của Nguyễn Du:
                       Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
     Đây là hình ảnh của vầng trăng khuyết cô quắt... khi nhớ đến bóng người đi xa. Mảnh trăng cô độc ấy nửa thì lọt qua song cửa soi lên chiếc giường chăn đơn gối chiếc của Kiều, nửa thì dõi theo cái bóng đã khuất dặm trường của chàng Thúc Sinh ở tận phương trời. Trở lại với bài "Mưa bay trong tiếng chuông" - Tuy hình ảnh ở bài thơ này của Phạm Ngọc Thái không đến mức sầu muộn, thê lương như hình tượng câu thơ trong Kiều? Song, những "con lá rụng..." đang bơ vơ bay giữa khuông trời của đêm cô đơn kia, cũng làm cho lòng ta xốn xang cùng với nhà thơ.
     Những tiếng sóng bên hồ lao xao vỗ theo bước chân anh. Cảnh mưa đó lại được hoà tấu bằng sự đồng vọng của tiếng chuông chùa buồn. Đó cũng chính là tiếng lòng thương nhớ của anh thi sĩ với người con gái đã xa xăm.
     Ba cái cảnh: Trời mưa, tiếng chuông và sự cô đơn... để tạo nên một bản tình xô-nát âm vang trong trời đất. Giọng điệu thi ca trầm... ngân nga... như câu thơ đã viết:
                       Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Tôi trở lại với đoạn thơ đầu:
                       Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện

                       Nam-mô-a-di-đà!
                       Trong khúc mưa bay âm vang trời đất

                       Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...

     Suốt bài thơ... làn mưa và tiếng chuông chùa cứ thao thiết trong nhau, hoà vào tâm tình của người thi sĩ. Cái tiếng chuông thỉnh lên lời cầu nguyện "nam-mô-a-di-đà" ấy, phải chăng cũng là tiếng khắc khoải nguyện cầu thao thiết trong anh? Anh đi trong khúc mưa bay với một tâm hồn trống trếnh, chơi vơi: Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là... /-  Sự mơ màng như thể đang dẫn người đến bên cửa phật. Một bài thơ tình ở chốn thánh thần, làm cho tình thi vừa thân thương lại thêm màu huyền hoặc.

     Đến đoạn thứ ba thì người mới thực sự tả về em:
                       Thoắt tình đã vào xa vắng

                       Mình anh với bóng nhớ hoài em
                       Hồn như cánh chim vô định

                       Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.

     Bóng của người con gái được hiện ra cũng rất hư hao, chỉ nhìn thấy trong làn mưa mái tóc em đang vương bay. Tâm hồn nhà thơ thì "như cánh chim vô định" - Nghĩa là mông lung, không có bến bờ, ở cõi vô tận vô cùng. Một tâm hồn lạnh lẽo, cô liêu. Hình ảnh thơ như ẩn, như hiện đưa ta hút sâu vào cùng tâm trạng của anh. Cũng chẳng khác là bao với tâm trạng của kẻ nhớ người ở phương trời trong Chinh Phụ Ngâm:
                       Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

                       Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

     Hình tượng thơ của bài "Mưa bay trong tiếng chuông" được sử dụng đầy chất triết luận hoặc hội hoạ: Hồn vô định, mưa mênh mang, khúc mưa bay, vọng giữa mưa đêm, khuông trời, gió... trăng... dìu dặt, người và bóng, bản nhạc thơ v.v.... Không gian thực mà ảo. Hiện tại và quá khứ đan xen trong nhau để nói về nỗi tình da diết của nhà thơ với người thiếu nữ đã xa. Tôi xin bình sang đoạn thơ cuối cùng:
                       Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?

                       Kia không gian thao thiết gót chân mềm
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.

      Những kỉ niệm trong ký ức tràn về theo tiếng chuông. Hình ảnh người con gái từ câu thơ: Mái tóc em bay làn mưa mênh mang /- Đến đây, nhà thơ nhớ lại những ngày cùng dạo bước bên người yêu: Kia không gian thao thiết gót chân mềm /- Cả bóng trăng khuya, con gió dặt dìu, tiếng chuông và làn mưa... cùng hoà trong bản tình xô-nát bên hồ ấy:
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm...

     Hai câu cuối thật hay! Không chỉ với giọng thơ khoan nhặt, mà cả bản tình như được tắm vào trong vũ trụ cuộc sống và tình yêu con người. "Mưa bay trong tiếng chuông" như có tiếng ru thần diệu thấm vào hồn ta, để lòng ta say. Một cái say thâm trầm, da diết. Ngôn ngữ và làn điệu tha thiết. Hình ảnh lại hư hao như ở chốn bồng lai, cõi phật... cuốn hút cảm nhận của ta đắm chìm vào trong đó.
     Trong đoạn thơ cuối này, ta thấy cả khoảng không gian của bài thơ đều qui tụ vào đây. Từ gió, ánh trăng cùng làn mưa đêm và tiếng chuông chùa ngân nga... ẩn hiện bóng hình với bước chân thiếu nữ. Đó là một bản tình ca đằm đìa, xao xiết dưới gió trăng - Như câu thơ đã kết:
                      Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm
     Nói "Mưa bay trong tiếng chuông" là một bài thơ tình hay hoặc "rất hay!..." cũng đều thoả đáng. Nhưng cảm yêu cái tiếng mưa, những hạt mưa bay đã được thi sĩ Phạm Ngọc Thái gieo suốt bài thơ mà tôi bảo rằng: Đó là một bản tình mưa tuyệt vời !
 
         Tháng 10/2015
Các tác phẩm khác

Nhớ rừng Lượt xem: 27734
06/01/2015 16:02
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Giây phút chạnh lòng Lượt xem: 26785
06/01/2015 16:01
Tặng tác giả Đoạn tuyệt

“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Gặp cô đầu cũ Lượt xem: 40318
28/12/2014 14:30
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu

Gặp người cũ Lượt xem: 41851
28/12/2014 14:28
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế

Gặp đào Hồng đào Tuyết Lượt xem: 25557
28/12/2014 14:27
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27503
28/12/2014 14:21
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20899
27/12/2014 14:23
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21468
27/12/2014 14:22
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 17897
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34610
27/12/2014 14:21
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Hiển thị 481 - 490 tin trong 2680 kết quả