nguồn : http://vi.wikipedia.org
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Năm 12 tuổi, Mộng Tuyết bắt đầu tập làm văn ở Trí Đức Học Xá của thi sĩ Đông Hồ. Các sáng tác trong thời kỳ này, sau được tập hợp với nhan đề Bông Hoa Đua Nở đăng ở Nam Phong tạp chí năm 1930.
Năm 1939, Mộng Tuyết được bằng khen về thơ của Tự Lực Văn Đoàn với thi phẩm Phấn hương rừng, và bắt đầu nổi tiếng từ đó.
Năm 1943, bà cùng với Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương xuất bản tập thơ Hương xuân. Đây là tuyển tập thơ nữ đầu tiên ở Việt Nam.
Những năm 50, bà cùng chồng là thi sĩ Đông Hồ lên Sài Gòn mở nhà sách, nhà xuất bản Bốn Phương, Yiễm Yiễm thư trang.
Tháng 3 năm 1969, chồng mất, bà lui về sống ẩn dật tại quận Tân Bình. Sau năm 1995, bà lui về sống đến hết đời tại Nhà lưu niệm thi sĩ Đông Hồ ở tại thị xã Hà Tiên.
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.
Ngoài ra, bà còn dịch thơ và viết khảo cứu văn học.
Thơ, tùy bút, truyện ngắn của bà thường đăng trên các báo: Tiểu thuyết Thứ Năm, Hà Nội Báo, Con Ong, Đông Tây, Trung Bắc Chủ Nhật, Tri Tân, Gió Mùa, ánh Sáng, Nhân Loại.
Tuy viết nhiều thể loại, nhưng Mộng Tuyết được biết chủ yếu như một nhà thơ. Thơ của bà, như Hoài Thanh, Hoài Chân từng nhận xét:
Trong Văn thi sĩ tiền chiến, Nguyễn Vỹ đánh giá:
Sách Tự điển Tác gia Văn hóa Việt Nam khen ngợi:
Ngoài ra, Mộng Tuyết còn có những vần thơ nhiều cảm xúc, nói lên sự kiện đau thương mà anh dũng của dân tộc Việt như: "Mười khúc đoạn trường", "Dưới cờ" (1945), "Chiếc lá thị thành" (1947). Trích một đoạn:
Mộng Tuyết và Đông Hồ là hai nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.
Chùa xưa
Lượt xem: 23788
19/08/2013 07:39
Thày tớ thung dung dạo cảnh chùa,
Thơ thì lưng túi, rượu lưng hồ.
Cá khe lắng kệ, mang nghi ngóp,
Chim núi nghe kinh, cổ gật gù.
Quán Khánh
Lượt xem: 23374
19/08/2013 07:38
Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo, (2)
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo.
Lợp lều mái cỏ tranh xơ xác,
Xo kẽ kèo tre đốt khẳng kheo. (3)
Họa lại thơ Mai Sơn Phủ
Lượt xem: 16632
19/08/2013 07:36
Này đoạn chung tình biết mấy nhau,
Tiễn đưa ba bước cũng nên câu.
Trên tay khép mở tanh chiếu nhạn,
Trước mặt đi về gấp bóng câu.
Tranh hai tố nữ
Lượt xem: 19283
19/08/2013 07:35
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
Tự tình I
Lượt xem: 19118
19/08/2013 07:33
Canh khuya văng vẳng trống canh (1) đồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Đánh cờ
Lượt xem: 16942
19/08/2013 07:32
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Cảm cựu kiêm Trình Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu Hầu Nghi Xuân Tiên Điền Nhân
Lượt xem: 17320
19/08/2013 07:31
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Giếng nước
Lượt xem: 15328
19/08/2013 07:29
Ngõ ngang thăm thẳm tới nhà ông
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng.
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Già kén kẹn hom
Lượt xem: 19130
19/08/2013 07:28
Bụng làm dạ chịu trách chi ai,
Già kén kẹn hom ví chẳng sai.
Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc,
Thừa mâm bánh ngọt để ngâu vầy.
Vịnh cái quạt Ii (Cái quạt giấy - bài 2)
Lượt xem: 21013
19/08/2013 07:28
Mười bảy hay là mười tám đây (1)
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay. (2)
Hiển thị 1941 - 1950 tin trong 2214 kết quả