Tặng Nguyễn Lương Ngọ
TÔI
Suốt đêm thức để trông ai,
Ô kìa ánh lửa đỏ ngời phương đông.
Nhởn nhơ cây núi nhuộm hồng,
Đẹp như cô gái yêu chồng đêm nao?
CÔ MÁN
Đêm qua trăng khóc trên trời,
Để cho nước mắt nó rơi trên cành,
Giọt châu trắng, lá cây xanh,
Anh kia có biết tâm tình tôi chăng?
TÔI
Kìa cô con gái thẩn thơ,
Đứng trên đỉnh núi trông chờ ai đây?
Cỏ bay cái váy cũng bay...
Trên không con nhạn đón mây chập chờn.
CÔ MÁN
Chập chờn con nhạn đón mây,
Cỏ cao đơn gió, tôi đây trông chồng.
Lòng tôi anh biết cùng không?
Ngày tưng bừng cũng lạnh lùng như đêm.
TÔI
Đêm ngày cô những lạnh lùng,
Bởi chưng cô chửa có chồng, như ai.
Hỡi cô con gái kia ơi!
Thôi đừng khóc nữa, kẻo tôi thêm buồn.
CÔ MÁN
Tôi buồn tôi lại buồn thêm,
Tôi trông mây nước tôi thèm duyên tơ.
Mắt tôi, nước mắt như mưa,
Tôi không muốn gạt, tôi chờ ai lau.
TÔI
Ai lau nước mắt cô mình?
Dưới đây duy có một mình ta thôi.
Cầm khăn lòng những bồi hồi,
Lệ ta cũng chửa ai người lau cho.
Thân ta lưu lạc giang hồ,
Giận đời muốn khuất những trò đảo điên,
Để lòng theo đám mây huyền,
Mây đưa ta bước tới miền gió trăng.
Ở đây mây núi, cây rừng,
Nước non thanh sạch cách chừng phồn hoa.
Chim đèo nhắn gió đèo ca,
Du hồn như một giấc mơ không cùng.
Giữa nơi bát ngát mịt mùng,
Tấm lòng thơ cũng nặng lòng ái-ân.
Thân tuy muốn thoát duyên trần,
Nhưng còn vương mối nợ trần muôn năm.
Đờn lòng, ta sắt ta cầm
Lại đây hòa điệu, hòa âm, ta cùng.
Du dương chung khúc mơ mòng...
Mây cao với núi chập trùng kia ơi!
Ngôi nhà Quang Dũng ở Sơn Tây
Lượt xem: 14475
20/12/2014 18:42
Phan Lạc Tiếpbr>
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được biết đến là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình ảnh của Sơn Tây vào đầy ắp những thi phẩm của mình. “Em từ thành Sơn chạy giặc về - Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...” Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà Đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả. Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.
Những cô hàng xén
Lượt xem: 23120
20/12/2014 18:38
Rặng vải ven sông Đáy
Um tùm bóng cuối xuân
Sông cạn phơi lòng cát trắng
Người qua nâng váy ôm quần
Quán bên đường
Lượt xem: 27448
20/12/2014 18:36
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt.
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu.
Mùa gạo đắt, đường xa, trưa vắng khách
Suối tóc
Lượt xem: 31504
20/12/2014 18:36
Thuở ấy em ngồi trên cửa gác,
Tóc buông hong với gió đầu thu
Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
Ghi vội vàng em mấy nét thơ...
Tây tiến
Lượt xem: 33015
20/12/2014 18:35
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Thơ tặng ông lang
Lượt xem: 22848
20/12/2014 18:34
Gian khổ đường ta ta cứ đi
Vững tâm theo kháng chiến trường kỳ
Trắng trong nguyền giữ lòng cam thảo
Son sắt càng thơm dạ quế chi
Thu quê ai
Lượt xem: 26701
20/12/2014 18:33
Như cảnh đã vào thu sớm
Da rợn từng cơn, núi đổ chiều
Lá mía, tàu cau rũ héo
Vàng, ôi vàng hắt hiu !
Tiễn bạn
Lượt xem: 23700
20/12/2014 18:32
Tặng anh vài giòng chữ
Hẹn sau này gặp nhau
Mùa thu miền kháng chiến
Vẫn giống thu năm nào
Tiểu sử
Lượt xem: 26204
20/12/2014 18:32
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đoàn quân Tây tiến.
Trắc ẩn
Lượt xem: 30065
20/12/2014 18:30
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đòi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu
Hiển thị 361 - 370 tin trong 2201 kết quả