Mai là một đề tài rất thông dụng.
Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.
Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc.
Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn :
- Mai kết bạn cùng tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?
- Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư…, đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn.
Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.
Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao lăm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít « cây nhà lá vườn ».
Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật :
Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga
Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa
Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng.
Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần :
Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.
Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại.
Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói :
- Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân.
Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.
Quách Tấn
( Trích Những bức thư thơ Trường Xuyên Thi Thoại - Những Bài thơ kỷ niệm )
Đạo đức giả
Lượt xem: 54304
21/12/2014 09:49
Hỏi lão đâu ta ? Lão ở Liêm
Trông ra bóng dáng đã hom hem.
Lắng tai, non nước nghe chừng nặng (1)
Chớp mắt trăng hoa, giả cách nhèm (2)
Đất vị hoàng
Lượt xem: 41274
21/12/2014 09:49
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Để vợ chơi nhăng
Lượt xem: 13535
21/12/2014 09:47
Thọ kia mày có biết chăng ? (1)
Con vợ mày kia xiết nói năng !
Vợ đẹp, của người không giữ được
Chồng ngu, mượn đứa để chơi nhăng
Đêm buồn
Lượt xem: 17733
21/12/2014 09:46
Trời không chớp bể với mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt phèo quang cảnh bóng trăng suông
Đêm dài
Lượt xem: 40565
21/12/2014 09:46
Chợt giấc trông ra ngỡ sáng lòa
Đêm sao đêm mãi thế ru mà
Lạnh lùng bốn bể, ba phần tuyết
Xao xác năm canh một tiếng gà
Đi hát mất ô
Lượt xem: 28964
21/12/2014 09:45
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.
Đi thi
Lượt xem: 35911
21/12/2014 09:45
Tấp tễnh người đi tớ cũng đi,
Cũng lều cũng chõng cũng vào thi.
Tiễn chân, Cô mất hai đồng chẵn,
Sờ bụng, thầy không một chữ gì !
Đi thi nói ngông
Lượt xem: 19641
21/12/2014 09:44
Ông trông lên bảng thấy tên ông
Ông tớp rượu vào ông nói ngông
Trên bảng năm ba thầy cử đội (1)
Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông (2)
Đổi thi
Lượt xem: 17631
21/12/2014 09:43
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cố đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì.
Đùa bạn ở tù
Lượt xem: 36935
21/12/2014 06:27
Cái cách phong lưu, lọ phải cầu !
Bỗng đâu gặp những chuyện đâu đâu,
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi, lính phải hầu.
Hiển thị 321 - 330 tin trong 2313 kết quả