Thơ

08/01/2015 14:54
Lượt xem 49321

Mai là một đề tài rất thông dụng.
Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.
Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc.

Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn :
- Mai kết bạn cùng tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?
- Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư…, đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn.

Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.

Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao lăm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít « cây nhà lá vườn ».

Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật :

Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga

Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa

Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng.

Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần :

Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi

Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi.

Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại.

Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói :
- Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân.

Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.

Quách Tấn
( Trích Những bức thư thơ Trường Xuyên Thi Thoại - Những Bài thơ kỷ niệm )

Các tác phẩm khác

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21659
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18890
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29564
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23117
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37068
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21343
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26146
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19375
22/12/2014 10:41
Nguyễn Nhược Pháp, (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1914, mất ngày 19 tháng 11 năm 1938), là một nhà thơ Việt Nam.
Nguyễn Nhược Pháp sinh tại Hà Nội[1}. Ông mất năm 24 tuổi tại Hà nội do bệnh thương hàn.

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21634
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Hiển thị 161 - 170 tin trong 2313 kết quả