Thơ

nguồn : http://www.thivien.net

Nữ sĩ Mai Đình (1917-1999), tên thật là Lê Thị Mai, nguyên quán Nông Cống tỉnh Thanh Hoá. Mai Đình sinh trưởng trong một gia đình khá giả, phụ thân là một tuỳ viên làm việc ở Toà sứ Phan Thiết. Là một cô gái có học, biết tiếng Pháp, làm thơ (có một số bài đã đăng báo).

Một tâm hồn đa cảm, lãng mạn có khuynh hướng thơ văn vướng vào nghiệp chữ nghĩa văn thơ. Không chấp nhận hôn lễ do gia đình sắp đặt, Mai Đình đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi, sống bằng việc dạy nữ công gia chánh cho các gia đình khá giả. Mai Đình cảm mến thơ Hàn Mặc Tử, tìm gặp kết bạn bạn văn chương với thi nhân trong thời gian Hàn lâm bệnh hiểm.

Đôi hồn

  1. Anh hứa đi anh
  2. Đợi chờ
  3. Điệu đàn êm ái
  4. Biết anh
  5. Biệt ly
  6. Ghen trăng
  7. Ghen với Lệ Kiều
  8. Hạnh phúc
  9. Hương thơm
  10. Tan rã
  11. Tuyên bố

------------------------------------------------------------------------------

xem thêm : Nữ sĩ mai Đình - Người tình chung thủy của nhà thơ Hàn Mặc Tử - Cập nhật 08/09/2010

Những nữ sĩ tài danh trong lịch sử
Nữ sĩ Mai Đình - Người tình chung thủy của nhà thơ Hàn Mạc Tử

Ngày 16/10/1999 nữ sĩ Mai Đình từ giã cõi đời nhẹ nhàng như một bài thơ, hưởng thọ 83 tuổi, tại nhà riêng số 225/14, đường Xô Viết - Nghệ Tĩnh, TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến Mai Đình người ta liên tưởng đến nhà thơ Hàn Mạc Tử, người mà nữ sĩ vẫn luôn yêu thương bằng trái tim chân thành và nóng bỏng.

Nhà thơ của trăng, của gió, của sóng biển thét gào và bất hạnh, cô đơn, Hàn Mạc Tử trong đời đã có những mối tình thơ lãng mạn và chính bóng dáng những giai nhân mộng ảo đó đã giúp ông cho ra đời những bản tình ca bất hữu còn lưu dấu mãi trên thi đàn Việt Nam.

Khi ở tuổi mới vào yêu, Hàn đã mơ bóng giai nhân Hoàng Thị Kim Cúc, một cô nữ sinh Trường Đồng Khánh - Huế, dung hạnh đoan trang. Thế nhưng Hoàng Cúc vẫn chỉ là cái bóng thơ xa vời, để nỗi nhớ nhung day dứt, thôi thúc Hàn viết bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ" bất hủ để tặng nàng. Sau Hoàng Cúc đến Thương Thương bé bỏng đã để dấu ấn đậm nét trong thơ ông.

Người tình bằng xương bằng thịt đối diện với Hàn Mạc Tử phải nói đến Mộng Cầm. Họ đã cùng thề non hẹn biển. Bước chân của họ đã rảo khắp nơi trên mảnh đất Phan Thiết đầy thơ mộng. Thế nhưng người giúp đỡ chăm sóc Hàn trong lúc bị chứng bệnh nan y và lấp đầy khoảng trống tình cảm do Mộng Cầm để lại chính là nữ sĩ Mai Đình.

 

  Hàn Mạc Tử và các “nàng thơ”: Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Ngọc Sương và Thương Thương (từ trái qua).

 Ảnh PBT (sưu tầm)

Dù biết Hàn Mạc Tử có nhiều người yêu và hờ hững với bà, nhưng Mai Đình vẫn yêu Hàn một cách nồng nhiệt, chân tình. Biết Hàn bị bệnh phong, ai cũng tránh xa, chỉ có Mai Đình ở lại bên Hàn, yêu thương chăm sóc cho Hàn một cách tận tụy, nồng nàn như tình chồng vợ, bất chấp lời can gián của gia đình.

Từ năm 1936, khi Hàn Mạc Tử làm việc ở tòa soạn báo, cái tên Mai Đình với những bài thơ gởi đăng báo đã gây được sự chú ý trong tâm trí nhà thơ. Mai Đình lúc đó là cô giáo dạy nữ công ở Sài Gòn, vì ngưỡng mộ tài năng của Hàn Mạc Tử, cùng với sự mẫn tuệ của một cô gái tân thời, Mai Đình đã tức tốc về Quy Nhơn và chủ động đến thăm nhà thơ khi hay chàng bị chứng bệnh nan y. Trong cuộc thăm viếng định mệnh này, Mai Đình đã thổ lộ tâm tư qua bài thơ "Biết anh":

Rồi buổi chiều kia em tới thăm
Thăm người thi sĩ chốn xa xăm
Mà vần "thơ mới" làm rung động
Xa gọi hồn em mau tới gần...

***

Còn anh em đã gặp đâu
Chỉ cảm thấy thơ có những câu
Âu yếm say sưa đầy cả mộng
Xui lòng tưởng nhớ lúc đêm thâu

***

Mộng hồn em gởi theo chiều gió
Để đến gần anh ngỏ ít lời...

Nhận được bài thơ của Mai Đình, Hàn Mạc Tử rất cảm động,
chàng đáp lại Mai Đình bằng bài thơ "Lưu luyến":

Chưa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì

Thơ em cũng giống lòng em vậy
Nghĩa là thơm tho như ánh trăng
Mềm mại như lời tơ liễu rũ
Âm thầm trong áng gió băn khoăn

Anh đã ngâm và đã thuộc làu
Cả người rung chuyển bởi thương đau
Bởi vì mê mẩn vì khoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu trào

***

Anh đứng cách xa hàng thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
Em cười, anh cũng cười theo nữa
Để nhắn hồn em đã tới nơi.

Qua hai bài thơ "Biết nhau" và "Lưu luyến", nỗi lòng của nữ sĩ và thi nhân đã được giãi bày. Từ đó họ khắng khít bên nhau như một cặp tình nhân trong mộng.

Năm 1939, Mai Đình từ Sài Gòn ra Quy Nhơn thăm Hàn Mạc Tử, bệnh cùi đã tàn phá cơ thể ông, vi trùng đã ăn tận mắt, gia đình khánh kiệt vì lo chạy chữa cho ông. Chính quyền thành phố bắt ông đưa vào Bệnh viện Quy Hòa. Thương ông, gia đình đưa Hàn giấu ở Gò Bồi.

Mai Đình vượt qua đầm lầy, đồng cát đến Gò Bồi thăm ông. Thấy Hàn Mạc Tử ốm yếu tàn tạ, chỉ có đôi mắt là vẫn giữ được sự trong sáng, thông minh. Nhìn đôi mắt ấy, Mai Đình thấy thương yêu ông vô cùng. Khi biết Mai Đình đến thăm, Hàn Mạc Tử nhìn bà và rơi lệ. Nhưng rồi sau phút giây xúc động, hai người lại trao đổi chuyện đời, chuyện đạo, chuyện thơ văn.

Từ đó, cứ mỗi lần thu xếp được công việc là Mai Đình về thăm Hàn Mạc Tử. Mai Đình có chút ít tư trang cũng bán để chăm sóc ông. Những lúc bên nhau hai người cùng làm chung một bài thơ hay họa thơ tặng cho nhau. Những bài thơ làm bên nhau, tặng nhau được Mai Đình chép lại đặt tên là "Đôi hồn". Có thể nói, Mai Đình là người tình cuối cùng của Hàn Mạc Tử, họ yêu nhau say đắm nhưng lại trong trắng, tinh khôi.

Thấy sức khỏe Hàn Mạc Tử ngày càng suy sụp nhanh, Mai Đình khuyên ông nên đi Bệnh viện Quy Hòa và tự nguyện chăm sóc cho ông. Sợ Hàn Mạc Tử từ chối, Mai Đình làm bài thơ "Bên anh" để khuyên nhủ người yêu:

Trèo lên bãi cát cháy chân
Anh ơi, em đã về thăm bên thềm
Nhìn anh trong giấc ngủ êm
Tim em thổn thức, lòng em não nùng

Lần này em đã quyết tâm
Về đây ở một hai năm mới đành
Để em theo dõi bệnh tình
Bữa ăn giấc ngủ cho anh đỡ sầu

Những ngày ta phải xa nhau
Anh buồn phương Bắc em sầu phương Nam
Thà rằng tử biệt cho cam
Sống mà mỗi đứa một phương sao đành

Bây giờ em đã bên anh
Đói nghèo cam chịu rách lành cùng vui
Để anh đỡ bớt lẻ loi
Để em đời có chung đôi thiếp chàng.

Đọc bài thơ của Mai Đình, Hàn Mạc Tử cảm động lắm. Ông làm bài thơ "Thắm thiết" để đáp lại.

Ít hôm sau gia đình buộc phải đưa Hàn Mạc Tử vào Bệnh viện Quy Hòa. Nhưng bệnh tình quá nặng, ông từ trần vào ngày 11/11/1940 trong lúc Mai Đình đang ở Sài Gòn lo kiếm ít tiền giúp đỡ ông. Hay tin ấy, Mai Đình vô cùng xót xa ân hận vì không được ở bên ông trong phút lâm chung.

Hàn Mạc Tử qua đời, mãi lâu sau Mai Đình nghe lời gia đình bước đi bước nữa, nhưng bà giao kết với chồng là không được ghen với Hàn Mạc Tử, phải chấp nhận cho bà lập bàn thờ thờ Hàn và ghi nhớ Hàn là người yêu lý tưởng của bà.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, Mai Đình vào sinh sống ở TP Hồ Chí Minh, trước khi bà trở lại Quy Nhơn, đến trại phong Quy Hòa thăm nơi Hàn Mạc Tử dưỡng bệnh, thăm phòng lưu niệm và ngôi mộ của nhà thơ. Người nhà bảo đi đến nơi nào bà cũng khóc thật nhiều.

Những năm cuối đời, nữ sĩ yếu sức và mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, nói năng không còn kiểm soát được nhưng luôn nhắc đến tên Hàn Mạc Tử và đọc thơ ông như đọc từ một cõi tiềm thức xa xăm nào đó còn đọng lại trong trí nhớ của bà

Lê Thị Hiếu Dân

------------------------------------------------------------------------------

xem thêm : Mai Đình nữ sĩ, một hồn thơ để đời  - Tue 18 Oct 2011, 08:15

Còn mấy ngày nữa là tới 16/10 tròn 12 năm ngày nữ sỉ Mai Đình ra đi về cỏi vĩnh hằng, là người cùng quê hương xứ Thanh với nữ sỉ Mai Đình và cũng là người bao năm tâm đắc ái mộ những vẩn thơ của nữ sỉ viết ra. Hôm nay tôi ngồi nhớ lại những vần thơ của người viết trong thời gian cùng thi sỉ Hàn Mặc Tử tâm đầu ý hợp về tình về thơ, kẻ hậu sinh mạo muội xin được tỏ bày mấy lời tâm sự cùng trang thơ nữ sỉ

Thật đúng là Hàn Mặc Tử và Mai Đình sinh ra đã là một cặp bài trùng, nhưng duyên phận lại lỡ làng nữa đường gãy gánh nên không thể cùng nhau đi hết được đoạn đường dài ở chốn nhân gian. Vốn sinh ra trong gia đình quý phái của vùng Nông Cống tỉnh Thanh, ngay từ lúc còn nhỏ nữ sỉ đã là một tiểu thư đài các thông minh tài sắc vẹn toàn. Sau này khi theo gia đình vào phương nam sinh sống, chất thơ trong tâm hồn người thiếu nữ xứ Thanh lớn dần theo năm tháng. Những năm vào khoảng nửa thập niên 30 thơ của nữ sỉ đã được đăng trên các báo và diễn đàn văn nghệ. Vốn là người yêu thơ và mộ điệu thi sỉ họ Hàn ngay từ những bài thơ chàng đăng, tình yêu đã ngấm dần vào trái tim người thiếu nữ trẻ tuổi và ngây thơ. Vẫn biết lúc bấy giờ Hàn Mặc Tử đã có bóng dáng nhiều giai nhân như tiểu thư Hoàng Cúc, Mộng Cầm và sau này là Thương Thương…Và vẩn biết chàng thi sỉ tài danh đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nhưng với tình yêu trong sáng và lòng mến mộ thi ca của thi sỉ họ Hàn, nữ sỉ lặn lội tới đất Qui Nhơn tìm người và bài thơ “BIẾT ANH” ra đời từ buổi đầu gặp thơ của Hàn trên các báo.

Rồi buổi chiều kia em tới thăm
Thăm người thi sĩ chốn xa xăm.
Mà vần "thơ mới" làm rung động
Xa gọi hồn em mau tới gần...
***
Còn anh, em đã gặp đâu
Chỉ cảm thấy thơ có những câu.
Âu yếm say sưa đầy cả mộng
Xui lòng tưởng nhớ lúc đêm thâu.
***
Mộng hồn em gởi theo chiều gió
Để đến gần anh ngỏ ít lời...”

Cảm phục trước tình cảm nồng nàn với lời thơ trong sáng mượt mà đến ngất ngây lòng người đọc Hàn thi sỉ liền gửi cho nữ sỉ bài thơ có tựa đề LƯU LUYẾN.

Chưa gặp nhau mà đã biệt ly
Hồn anh theo dõi bóng em đi.
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì
Thơ em cũng giống lòng em vậy,
Nghĩa là thơm tho như ánh trăng
Mềm mại như lời tơ liễu rũ
Âm thầm trong áng gió băn khoăn.
Anh đã ngâm và đã thuộc làu,
Cả người rung chuyển bởi thương đau.
Bởi vì mê mẩn vì khoan khoái
Anh cắn lời thơ để máu trào.
***
Anh đứng cách xa hàng thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
Em cười, anh cũng cười theo nữa
Để nhắn hồn em đã tới nơi.

Thơ là thế tình yêu là thế khi đã cùng ý hợp tâm đầu rồi thì khoảng cách không còn là giới hạn nữa, biết chàng thi sỉ bệnh ngày một nặng nhưng nữ sỉ vẫn một mình lặn lội tới Quy Nhơn thăm chàng và một lòng nặng nghĩa chung tình với chàng thi sỉ yểu mệnh. Bài thơ BÊN ANH ra đời trong điều kiện hai tâm hồn thơ đang ở bên nhau chia sẻ cho nhau từng lời từng chữ trên mỗi trang thơ chàng viết!

Trèo lên bãi cát cháy chân
Anh ơi, em đã về thăm bên thềm.
Nhìn anh trong giấc ngủ êm.
Tim em thổn thức, lòng em não nùng.
Lần này em đã quyết tâm.
Về đây ở một hai năm mới đành.
Để em theo dõi bệnh tình,
Bữa ăn giấc ngủ cho anh đỡ sầu.
Những ngày ta phải xa nhau,
Anh buồn phương Bắc em sầu phương Nam .
Thà rằng tử biệt cho cam,
Sống mà mỗi đứa một phương sao đành.
Bây giờ em đã bên anh,
Đói nghèo cam chịu rách lành cùng vui.
Để anh đỡ bớt lẻ loi,
Để em đời có chung đôi thiếp chàng.

Quả thật là đúng là trên thế gian có những chuyện ngỡ chỉ có trong mơ, nhưng mà với Mai Đình và Hàn Mặc Tử thì lại là cõi thực. Đọc bài thơ BÊN ANH rồi ta mới thấm thía hương vị tình yêu nó thiêng liêng cao cả nhường nào, thi vị là thế, chân thành là thế nên Hàn Mặc Tử làm ngay bài THẮM THIẾT tặng riêng cho nữ sỉ

Cười cho lắm cho dầm dề nước mắt
Chết ruột gan mà ngoài mặt như không.
Anh nhìn Mai chua xót cả tấm lòng
Không biết nói làm sao cho da diết!
***
Trắng như tinh và rất nên thanh bạch
Cốt cách đều rất mực đồng trinh.
Mai của anh, chiều phong vận xinh xinh.
Say một nửa và thơm một nửa.
***
Bay chới với điệu quỳnh dao hương múa
Mê cầm trăng trong một tối xa hoa.
Nâng âm thanh trên những ngón tay ngà
Giây phút ấy rượu say, trời lảo đảo.
Thêm nóng mặt, ân tình thôi gượng gạo
Sững lòng đi trong một tối tân hôn.
Đây Mai Đình, tiên nữ ở Vu Sơn
Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt,
Nàng! Ôm nàng! Hai tay ta ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!
Ta là người uống muôn hận sầu cay
Nàng là mật của muôn tuần trăng mật.
Ôi khoái trá thấm dần vô thể chất
Hồn trong sương, ảnh hưởng đến mê tơi!
Quý như vàng, trọng như ngọc trên đời
Mai! Mai! Mai! Là Nguyệt Nga tái thế.
Tình rất nặng và nghĩa đầy lượng bể,
Tôi ôm nàng, muốn cắn chết nàng đi!
Bao não nùng sầu hận trong mê ly
Anh thấy rõ rằng anh đang trơ trọi.
Em xa quá, biết làm sao nhắn với?
Anh đưa lòng cho tới huyệt lòng em!
Mai! Ôi Mai, là em vẫn còn nguyên,
Hay đã chết như tình anh đã chết?”

Sau này mỗi lần mở lại các trang thơ trong tập thơ ĐÔI HỒN đọc hết từng bài từng bài một, mới thấy cái thâm túy trong câu từ cái nồng nàn trong hương vị tình yêu cái chua cay ở tình đời ngang trái eo le.Đúng vậy tập thơ đôi hồn là bản hợp tấu song tình giữa hai tâm hồn đồng điệu thi ca. Tuy hai âm sắc và thể cách thi từ khác nhau nhưng ý thơ lại hòa quyện ăn ý với nhau tạo nên chuỗi các bài thơ khi tha thiết nồng cháy, khi bi ai sầu muộn, khi tái tê cỏi lòng, và cả khi bừng sáng bởi niềm tin vào tình yêu mảnh liệt. Phải chăng sau bao năm nhìn lại ta vẫn thấy như đâu đây trong bóng dáng ở ĐÔI HỒN là một chuyện tình đẹp nhất, thi vị nhất và cũng chua cay nhất. Từ những tình khúc như: ANH HỨA ĐI ANH
Em đã yêu anh đến dại người,
Lòng em ngày tháng dễ nào nguôỉ
Yêu anh trên hết tình yêu mến,
Và sẽ yêu anh suốt một đờị
***
Yêu anh trong lúc anh lâm chung
Mới thấy tình em yêu lạ lùng,
Rải hết bầu trời e chưa lấp,
Mong anh lành mạnh mới đang công
***
Anh lành anh sẽ tặng em chỉ
Tặng cả đời anh, cả hồn thi
Với tất những gì anh ước vọng,
Cả hồn, cả xác, cả tình si.
***
Anh hứa đi anh, hứa thế nghe!
Cho em tưởng tượng, em say mê,
Em quên ngày tháng, đời đau khổ
Để đón hồn anh lúc tái tê.”
Đến bài thơ BIỆT LY cũng vậy:
Em theo mây gió anh ơi,
Em đi đi mãi vào nơi vô hình.
Yêu anh trên bước phiêu linh,
Để lòng bớt khổ, để tình bớt đau.
***
Lòng anh là một con tàu
Đón em giữa bến u sầu phải chăng?
Gặp anh em nhớ hôm rằm,
Mất anh em bắt chị Hằng thương em!
***
Đời em như giấc cô miên,
Mất anh là mất cả niềm yêu thương.
Thơ em anh ướp đầy hương
Tình em anh giữ về phương nào rồỉ
***
Đời em còn một anh thôi,
Nếu ngày ly biệt là đời em tan!
Thương hoa chớ để hoa tàn,
Yêu ai chớ để đoạn tràng riêng ai!

Với ANH HỨA ĐI ANH và BIỆT LY à hai bài thơ chất chứa niềm yêu đến say mê cuồng nhiệt. Cũng là lời nhắn nhủ đến mối tình thơ mang đậm chất nhân văn của người mộ điệu thơ Hàn. Bởi vậy sau này chính Hàn Mạc Tử cũng đã đáp lại tấm thịnh tình của nữ sỉ bằng những bài thơ chau chuốt về câu từ như: ĐÔI TA, rồi ĐÀN NGỌC… Ở phần cuối của tập thơ ĐÔI HỒN còn hai bài thơ do nữ sỉ Mai Đình sáng tác GHEN TRĂNG chính là một trong hai bài cuối.
Hôm nay sáng tỏ cung Hằng

Khiến lòng em nhớ hôm rằm bên anh .
Hãi hùng em sợ trăng thanh.
Vắng em, anh lại tự tình cùng trăng.
Hôm xưa, anh đã nói rằng
"Chị Hằng, hẳn chị đã bằng em chưa"
Vì em là một nàng thơ
Của chàng thi sĩ ước mơ mộng vàng.
Em có điệu nhạc du dương,
Có đôi mắt ngọc để chàng say mệ .
Nếu anh quên hết lời thề,
Em đòi tất cả những gì của em!
Ví lòng em đã quá ghen
Chị Hằng, sao chị lại thèm duyên ta
Những đêm u ám trăng mờ,
Em buồn em sợ như là mất anh.
Cớ sao trăng lại ẩn hình
Hay là trăng ở bên anh lúc này
Có chăng anh hãy tỏ bày
Để em bớt sợ những ngày còn xa.

Đúng là phải khâm phục tính cách tài năng và lòng quả cảm của một thi sỉ tài danh Hàn Mặc Tử dù gặp phải căn bệnh hiểm nghèo song không vì thế mà giảm đi sự tôn sùng si mê của các đấng giai nhân tuyệt sắc thi hương. Đó chính là những khuê nữ đài các như Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Thương Thương và cả Mai Đình cũng không ngoại lệ, sau này lúc năm tháng cuối đời Hàn Mặc Tử cảm thương cho số phận nghiệt ngả sống ẩn náu một thân bầu bạn với rượu, trăng và thơ. Bên mình vẫn còn có Mai Đình nữ sỉ tỏ lòng thương nhớ đến thi vị hóa cả chị Hằng Nga như bằng xương bằng thịt, không ghen với ai mà lại đi ghen với trăng bởi trăng sáng sẻ cuốn mất tâm hồn chàng thi sỉ về với nẻo tình thơ và dĩ nhiên sẻ bỏ lại nàng thơ rầu rỉ vì nhớ thương côi cút bên thềm .

Hãi hùng em sợ trăng thanh.
Vắng em, anh lại tự tình cùng trăng

Khá khen cho sức tưởng tượng đến ngây thơ “Chị Hằng sao chị lại thèm duyên ta” đúng vậy với nhân tình thế thái thì “Yêu là chết bởi trong lòng một ít” có yêu tất có thương có nhớ có giận có hờn có cả ghen tuông, nhưng ghen với cả chị Hằng trên cung trăng thì trên thế gian này ắt hẳn được ai như Mai Đình nữ sỉ, cho nên phải nói GHEN TRĂNG chính là một tuyệt khúc thi ca mới chính xác.
Sau này nữ sỉ còn một bài nữa đó là bài GHEN VỚI LỆ KIỀU

Anh thất vọng vì anh vô hy vọng
Với người yêu duy nhất của anh kia,
Lấy mộng lòng mong gửi tấm tình si
Anh cố gỡ nó càng thêm buộc chắc.

Em như kẻ tha phương cầu thực
Tìm tình yêu với chất đẹp vô song.
Được yêu rồi em giữ chặt trong cung
Khóa cửa lại ngoài đề "cung cấm".

Em ghen lắm anh ơi, em ghen lắm!
Anh liệu chừng đừng tưởng đến em chi!
Để đời em mưa gió lấp vùi đi,
Thà như vậy mà không đau đớn mấỵ

Anh không chịu em cũng xin van lạy
Tha cho em, đừng vương vấn vào yêu
Để cho anh được tưởng đến Lệ Kiều
Người anh đã phô bày trên mặt báọ

Nói hết ghen là thiệt em nói láo
Anh đừng tin và cứ tưởng em còn...
Vì hiện giờ em lại thấy ghen hơn
Tim còn đập, còn yêu, còn ghen mãi.”

Thực tình cá nhân tôi chưa có dịp tìm hiểu và biết hết về hoàn cảnh ra đời cũng như thời gian sáng tác bài thơ Ghen với Lệ Kiều, nên cũng không có ý bàn gì thêm về bài thơ sau cuối của tập thơ ĐÔI HỒN, chỉ biết và chỉ khẳng định rằng với nữ sỉ Mai Đình thì ĐÔI HỒN là một tài sản vô giá mà cả đời nữ sỉ luôn nâng niu trân trọng. Ngay cả khi về già nữ sỉ sống tại nhà riêng ở Bình Thạnh TP HCM mặc dù trí nhớ có phần sao nhãng nhưng với tình yêu dành cho Hàn Mặc Tử và cho cả ĐÔI HỒN thì nữ sỉ vẩn một lòng minh mẫn sáng suốt. Thời gian trôi mau 12 năm kể từ ngày nữ sỉ về với thế giới bên kia, lâu lâu thường như một thói quen bất định tôi vẫn đem thơ của nữ sỉ ra đọc và nghiền ngẩm cho nổi đau nhân tình thế thái cùng sự tiếc nuối cho số phận đào hoa mà nghiệt ngã của thi sỉ họ Hàn. Bản thân là lớp con cháu cùng quê hương xứ Thanh sinh ra và lớn lên đi xa quê nhà, thật lòng cũng chưa có điều kiện tới thăm và nói lời chia sẻ trước vong linh người nữ sỉ mà tôi từng ái mộ. Ngày giỗ của nữ sỉ xắp tới gần trong lúc tản mạn buồn vui viết mấy lời gọi là cảm nhận và chia sẻ cùng bạn đọc gần xa một chút tình thơ gọi là cảm phục và quý mến tài danh của nữ sỉ Mai Đình, người mà khi đi xa rồi vẫn còn để lại cho thế hệ hậu sinh chúng con những áng thơ bất hủ. Kính mong ở nơi xa thẳm bên kia của thế giới cực lạc, vong linh nữ sỉ cảm thông và lượng thứ cho con cháu vô tình mạo phạm. Để tỏ lòng thành kính và biết ơn nữ sỉ, chúng con xin thắp nén tâm nhang nguyện dâng lên người nhân kỷ niệm ngày giỗ 16 tháng 10 xắp tới. Kính cẩn…. Kính cẩn…!

***

Ghi chú: Trong bài viết có sử dụng tư liệu của một số tác giả đăng trên các diễn đàn thi ca Việt Nam. Kính mong quý vị lượng thứ!

Được sửa bởi QUANG VINH ngày Sun 15 Jan 2012, 19:08; sửa lần 4.

------------------------------------------------------------------------------

 

 

Các tác phẩm khác

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27696
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28250
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30119
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22765
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20676
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23430
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22458
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21659
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18890
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29564
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Hiển thị 21 - 30 tin trong 2180 kết quả