nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh lúc 32 tuổi, cùng khoa với Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ.
Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn, ông đến yết kiến nơi hành tại, được Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi), khen là người học nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín...
Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: Lê Thái Tổ (1428- 1433), Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1443-1459), trải các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh Diên.
Theo Từ điển Văn học (bộ mới), dưới triều Lê Thái Tổ, ông có đi sứ Chiêm Thành. Khi Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn ông đã thay Nguyễn Trãi thảo nhiều chiếu lệnh, chế cáo và thư từ [1].
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.
Lý Tử Tấn có Chuyết Am thi tập (chữ Hán), nhưng hiện chỉ còn 5 bài phú chép trong Quần hiền phú tập do Hoàng Tụy Phu (1414-?) sưu tập, và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (1726-1784).
Trong 5 bài phú còn lại, nổi tiếng nhất là bài Phú Xương Giang, ca ngợi chiến thắng Xương Giang ngày 3 tháng 11 năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn: tiêu diệt 7 vạn quân Minh và bắt sống các tướng nhà Minh là Thôi Tụ, Hoàng Phúc... Ngoài ra, ông cũng có làm lời thông luận cho bộ Dư địa chí của Nguyễn Trãi; hiệu chính và phê điểm trong bộ Việt âm thi tập.
Đại để sáng tác của Lý Tử Tấn gồm hai phần:
Phần đầu mang tử lạc quan, tích cực của thời kỳ kháng chiến chống Minh và những năm rực rỡ của nhà Lê sơ; gồm các bài như: Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Hạ đăng cực (Mừng vua lên ngôi), Quan duyệt võ (Xem duyệt võ), Tứ hải nhất gia (Bốn bể một nhà); và nhất là 2 bài phú: Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) & Xương Giang phú vừa nói trên.
Phần thứ hai, ông nói đến lý tưởng sống thanh cao, thường phác họa mình là một con người sống đạm bạc, thường tự nhủ mình hãy sống theo "đạo trời", vì "đạo trời" sẽ chi phối tất cả. Ở đây còn có cái cô đơn vì nhà thơ cảm thấy chán nản trước mọi chuyện phức tạp của trường danh lợi; cho nên thơ ông có đôi chút băn khoăn, nhưng không đến mức bi phẫn. Tiêu biểu ở mảng thơ này có bài như: Hạ nhật (Ngày hạ), Sơ thu (Đầu thu), Lý Tử Tấn đề Ức trai bích (Lý Tử Tấn đề vách nhà Ức trai) Tạp hứng (2 bài)...
Về nghệ thuật, thơ và phú của Lý Tử Tấn mang phong cách bình đạm. Câu thơ thường chân chất, không khuôn sáo, không đậm nét trữ tình như Nguyễn Trãi.
Nhận xét chung về Lý Tử Tấn, Phan Huy Chú viết: "Ông tiêu dao ở các chức nhàn tản, là bậc nhà nho có tuổi thời bấy giờ. Thơ ông chuộng giản dị, phần nhiều có ý thơ cổ" (Lịch triều hiến chương loại chí); còn Lê Quý Đôn thì chép rằng "ông là người danh vọng, đức độ, kỳ cựu, túc học..." (Kiến văn tiểu lục, mục Tài phẩm).
Nhìn chung, không gian thơ của Lý Tử Tấn là một không gian nhẹ nhàng, trong tĩnh. Cái không gian như vậy chỉ có thể thấy trong thế giới tinh thần tĩnh tại Á Đông xưa. Tuy nhiên, ông vẫn là một nhà nho (ra làm quan) nhập thế, luôn làm tròn chức trách của mình, nhưng không hề bị công danh làm lụy [3].
Lý Tử Tấn làm thơ trên quan điểm thi pháp của mình. Ông nói:
|
|
Hỏi lối vào ca dao
Lượt xem: 28230
20/12/2014 15:59
Vũ Ngọc Phan (1912-1987)
Gặp đây mận mới hỏi đào
đường lên cổ tích, lối vào ca dao
Rau tần ai quẩy đi đâu
Lượt xem: 15903
20/12/2014 15:59
Trần Huyền Trân (1913-1989)
Ngỡ nàng công chúa họ Trần
hóa thi sĩ quẩy rau tần lãng du...
Ngơ ngác
Lượt xem: 25615
20/12/2014 15:58
Lưu Trọng Lư (1912-1991)
Từ lúc nào hỡi ngọn gió heo may
mang tâm sự thi nhân chưa tiện ngỏ
vàng trút xuống và cành sương nức nở
mặt đất hồi hộp lúc xạc xào thu.
Vầng trăng sống mòn
Lượt xem: 16817
20/12/2014 15:56
Nam Cao (1915-1951)
Trăng sáng tròn như vú mộng đầy
có vơi bớt cảnh sống mòn này?
Người viết thơ khỏa thân
Lượt xem: 19130
20/12/2014 15:51
Bých Khuê (1916-1946)
Câu thơ nhan sắc
chữ kết nên da ngà
hương trời đất bừng hoa
thi nhân hỡi tiếc chi vài mảnh vải?
Người say chưa tỉnh
Lượt xem: 17611
20/12/2014 15:50
Vũ Hoàng Chương (1916-1978)
Đâu chỉ cuộc say trong quỹ đạo
quay vòng muôn thuở các hành tinh
thi sĩ bao người say chếnh choáng
hư vô trong vũ trụ riêng mình.
Người tình khờ dại
Lượt xem: 20074
20/12/2014 15:48
Xuân Diệu (1916-1985)
Người phải lòng ư? Không đếm nổi
mang hương gửi gió, dại khờ chưa
nhặt phấn thông rơi làm của nả
phú quý đong bằng đấu mộng mơ.
Khúc bi tráng
Lượt xem: 19488
20/12/2014 15:47
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Ngỡ họ gần nhau thật khó
dũng tướng và thi nhân
khát vọng nhổ núi, lay thành
khó tìm thấy trong vần thơ mỏng mảnh.
Một chân trời quên lãng
Lượt xem: 24366
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)
Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.
Khúc độc hành
Lượt xem: 23295
20/12/2014 15:44
Quang Dũng (1921-1988)
Chợt nhớ một miền chân chưa đặt
nhập vô quá khứ của bao người
mây núi như còn trong thủy mạc
quân đi như thuở "kỷ nhân hồi"
Hiển thị 411 - 420 tin trong 2213 kết quả