Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.

Tiểu sử

Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh lúc 32 tuổi, cùng khoa với Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ.

Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn, ông đến yết kiến nơi hành tại, được Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi), khen là người học nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín...

Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: Lê Thái Tổ (1428- 1433), Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1443-1459), trải các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh Diên.

Theo Từ điển Văn học (bộ mới), dưới triều Lê Thái Tổ, ông có đi sứ Chiêm Thành. Khi Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn ông đã thay Nguyễn Trãi thảo nhiều chiếu lệnh, chế cáo và thư từ [1].

Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Tác phẩm

Lý Tử Tấn có Chuyết Am thi tập (chữ Hán), nhưng hiện chỉ còn 5 bài phú chép trong Quần hiền phú tập do Hoàng Tụy Phu (1414-?) sưu tập, và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (1726-1784).

Trong 5 bài phú còn lại, nổi tiếng nhất là bài Phú Xương Giang, ca ngợi chiến thắng Xương Giang ngày 3 tháng 11 năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn: tiêu diệt 7 vạn quân Minh và bắt sống các tướng nhà MinhThôi Tụ, Hoàng Phúc... Ngoài ra, ông cũng có làm lời thông luận cho bộ Dư địa chí của Nguyễn Trãi; hiệu chính và phê điểm trong bộ Việt âm thi tập.

Đóng góp cho văn học

Đại để sáng tác của Lý Tử Tấn gồm hai phần:

Phần đầu mang tử lạc quan, tích cực của thời kỳ kháng chiến chống Minh và những năm rực rỡ của nhà Lê sơ; gồm các bài như: Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Hạ đăng cực (Mừng vua lên ngôi), Quan duyệt võ (Xem duyệt võ), Tứ hải nhất gia (Bốn bể một nhà); và nhất là 2 bài phú: Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) & Xương Giang phú vừa nói trên.

Phần thứ hai, ông nói đến lý tưởng sống thanh cao, thường phác họa mình là một con người sống đạm bạc, thường tự nhủ mình hãy sống theo "đạo trời", vì "đạo trời" sẽ chi phối tất cả. Ở đây còn có cái cô đơn vì nhà thơ cảm thấy chán nản trước mọi chuyện phức tạp của trường danh lợi; cho nên thơ ông có đôi chút băn khoăn, nhưng không đến mức bi phẫn. Tiêu biểu ở mảng thơ này có bài như: Hạ nhật (Ngày hạ), Sơ thu (Đầu thu), Lý Tử Tấn đề Ức trai bích (Lý Tử Tấn đề vách nhà Ức trai) Tạp hứng (2 bài)...

Về nghệ thuật, thơ và phú của Lý Tử Tấn mang phong cách bình đạm. Câu thơ thường chân chất, không khuôn sáo, không đậm nét trữ tình như Nguyễn Trãi.

Nhận xét chung về Lý Tử Tấn, Phan Huy Chú viết: "Ông tiêu dao ở các chức nhàn tản, là bậc nhà nho có tuổi thời bấy giờ. Thơ ông chuộng giản dị, phần nhiều có ý thơ cổ" (Lịch triều hiến chương loại chí); còn Lê Quý Đôn thì chép rằng "ông là người danh vọng, đức độ, kỳ cựu, túc học..." (Kiến văn tiểu lục, mục Tài phẩm).

Nhìn chung, không gian thơ của Lý Tử Tấn là một không gian nhẹ nhàng, trong tĩnh. Cái không gian như vậy chỉ có thể thấy trong thế giới tinh thần tĩnh tại Á Đông xưa. Tuy nhiên, ông vẫn là một nhà nho (ra làm quan) nhập thế, luôn làm tròn chức trách của mình, nhưng không hề bị công danh làm lụy [3].

Quan điểm sáng tác

Lý Tử Tấn làm thơ trên quan điểm thi pháp của mình. Ông nói:

Tôi cho rằng phép làm thơ khó lắm thay! Thơ luật chỉ có 56 chữ, thơ tuyệt cú lại chỉ có 28 chữ, mà đủ mọi thể cách. Muốn thơ cổ kính, thanh đạm thì lại gần với thô; muốn đẹp đẽ, phong phú thì lại gần sự lòe loẹt; hào phóng thì dễ buông thả, thật thà thì dễ quê mùa. Cho nên lời ý giản dị đầy đủ, mạch lạc thông suốt, chất phác mà vẫn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, trung hậu nhưng không thô kệch, cao siêu mà vẫn ôn hòa, đó là những điều rất khó có thể đạt được (Tựa sách Việt âm thi tập)[4].

Giới thiệu thi phẩm

Sơ thu (Đầu thu)
Nắng hòe êm dịu xế tường vôi,
Mềm mại chồi sen quạt gió trời.
Sắc lẫn màu thu trời rợn bóng,
Ánh lồng vẻ núi nước trong ngời.
Cua vàng gạch óng vào đăng sớm,
Phật thủ da xanh nở múi rồi,
Bình sẵn rượu ngon vui cứ uống,
Đợi gì giậu cúc nhị vàng phơi.[5].
Tạp hứng (bài 1)
Chim trĩ chết, vì lông đẹp
Rùa bị đốt, vì mai thiêng.
Gỗ xấu, không phải làm rường cột,
Vật cộc đuôi, khoải phải làm hy sinh.
Dùng bỏ đều có mệnh,
Can chi nhọc một đời!
Đầu giường có sách cổ,
Trong hòm có gươm báu.
Đọc sách thắm thía được đạo hay,
Cầm gươm vui vẻ thời thanh bình.
Cúi ngửa khoảng trời đất,
Việc muôn đời như không.[6].

chú thích

Các tác phẩm khác

Tiểu sử Lượt xem: 26193
20/12/2014 18:32
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1947, đại đôi trưởng đoàn quân Tây tiến.

Trắc ẩn Lượt xem: 30052
20/12/2014 18:30
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đòi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Trông bạn Lượt xem: 26525
20/12/2014 18:30
Nhà anh chân núi đá
Tre xanh ven lối vườn
Mẹ già đọc sách cổ
Quí người mấy ai hơn

Ánh sao khuê Lượt xem: 35329
20/12/2014 16:40
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
Lê Thánh Tôn

Ba họ - bao nhiêu người?
Bao đầu rụng tru di buổi ấy?
Dòng thơ - dòng máu chảy
Sáu thế kỷ rồi đâu dễ vơi.

Lời thơ - lời sấm Lượt xem: 22919
20/12/2014 16:38
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Biển xanh thành nương dâu
thơ báo trước việc đời năm thế kỷ
thiên chức nhà thơ với cõi trần đến thế
hành tinh này còn có ở nơi đâu?

Đá vọng phu Lượt xem: 32063
20/12/2014 16:37
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

Mỗi chinh phụ, một câu thơ hóa đá
hồn vọng phu còn tỏa khói sương
trăm năm hào kiệt phi xương
lệ rơi thấm giấy dễ thường chưa khô!

Mảnh tình riêng ấy Lượt xem: 26355
20/12/2014 16:37
Bà Huyện Thanh Quan (1755-...)

Đi giữa nước nhà còn nhớ nước
phải đâu khắc khoải cuốc kêu trăng!
Thì ra chả cứ là xa khuất
khi mình lại nhớ chính mình chăng?

Mượn sóng Tiền Đường Lượt xem: 24008
20/12/2014 16:36
Nguyễn Du (1765 - 1810)

Quê nhà nào thiếu gì sông nước
chẳng thiếu dòng sâu máu cuộn ngầu
sao không là sông Lam, sông Hương
sông nước mắt phải mượn Tiền Đường gửi nỗi đau!

Tuần rằm Lượt xem: 20427
20/12/2014 16:35
xin nhớ kiêng thơ chị...
Hồ Xuân Hương (1768- ...?)

Thiếu nữ ngủ ngày quên chốt cửa
bao nhiêu quân tử bước dùng dằng
hữu hình ba góc, vô hình gió
mát mặt anh hùng đến thế chăng ?

Công chúa Ai Tư Lượt xem: 27805
20/12/2014 16:33
Lê Ngọc Hân (1770-1799)

Tài hoa cung cấm gập ghềnh
long đong gấm lụa, lênh đênh kiệu vàng
trông vời một chiếc thuyền nan
cảm thương quê mẹ chưa lần về thăm.

Hiển thị 381 - 390 tin trong 2213 kết quả