nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh lúc 32 tuổi, cùng khoa với Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ.
Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn, ông đến yết kiến nơi hành tại, được Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi), khen là người học nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín...
Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: Lê Thái Tổ (1428- 1433), Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1443-1459), trải các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh Diên.
Theo Từ điển Văn học (bộ mới), dưới triều Lê Thái Tổ, ông có đi sứ Chiêm Thành. Khi Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn ông đã thay Nguyễn Trãi thảo nhiều chiếu lệnh, chế cáo và thư từ [1].
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.
Lý Tử Tấn có Chuyết Am thi tập (chữ Hán), nhưng hiện chỉ còn 5 bài phú chép trong Quần hiền phú tập do Hoàng Tụy Phu (1414-?) sưu tập, và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (1726-1784).
Trong 5 bài phú còn lại, nổi tiếng nhất là bài Phú Xương Giang, ca ngợi chiến thắng Xương Giang ngày 3 tháng 11 năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn: tiêu diệt 7 vạn quân Minh và bắt sống các tướng nhà Minh là Thôi Tụ, Hoàng Phúc... Ngoài ra, ông cũng có làm lời thông luận cho bộ Dư địa chí của Nguyễn Trãi; hiệu chính và phê điểm trong bộ Việt âm thi tập.
Đại để sáng tác của Lý Tử Tấn gồm hai phần:
Phần đầu mang tử lạc quan, tích cực của thời kỳ kháng chiến chống Minh và những năm rực rỡ của nhà Lê sơ; gồm các bài như: Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Hạ đăng cực (Mừng vua lên ngôi), Quan duyệt võ (Xem duyệt võ), Tứ hải nhất gia (Bốn bể một nhà); và nhất là 2 bài phú: Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) & Xương Giang phú vừa nói trên.
Phần thứ hai, ông nói đến lý tưởng sống thanh cao, thường phác họa mình là một con người sống đạm bạc, thường tự nhủ mình hãy sống theo "đạo trời", vì "đạo trời" sẽ chi phối tất cả. Ở đây còn có cái cô đơn vì nhà thơ cảm thấy chán nản trước mọi chuyện phức tạp của trường danh lợi; cho nên thơ ông có đôi chút băn khoăn, nhưng không đến mức bi phẫn. Tiêu biểu ở mảng thơ này có bài như: Hạ nhật (Ngày hạ), Sơ thu (Đầu thu), Lý Tử Tấn đề Ức trai bích (Lý Tử Tấn đề vách nhà Ức trai) Tạp hứng (2 bài)...
Về nghệ thuật, thơ và phú của Lý Tử Tấn mang phong cách bình đạm. Câu thơ thường chân chất, không khuôn sáo, không đậm nét trữ tình như Nguyễn Trãi.
Nhận xét chung về Lý Tử Tấn, Phan Huy Chú viết: "Ông tiêu dao ở các chức nhàn tản, là bậc nhà nho có tuổi thời bấy giờ. Thơ ông chuộng giản dị, phần nhiều có ý thơ cổ" (Lịch triều hiến chương loại chí); còn Lê Quý Đôn thì chép rằng "ông là người danh vọng, đức độ, kỳ cựu, túc học..." (Kiến văn tiểu lục, mục Tài phẩm).
Nhìn chung, không gian thơ của Lý Tử Tấn là một không gian nhẹ nhàng, trong tĩnh. Cái không gian như vậy chỉ có thể thấy trong thế giới tinh thần tĩnh tại Á Đông xưa. Tuy nhiên, ông vẫn là một nhà nho (ra làm quan) nhập thế, luôn làm tròn chức trách của mình, nhưng không hề bị công danh làm lụy [3].
Lý Tử Tấn làm thơ trên quan điểm thi pháp của mình. Ông nói:
|
|
Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26034
22/12/2014 10:35
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.
Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46203
22/12/2014 10:34
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.
Ân phúc
Lượt xem: 37769
21/12/2014 13:02
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời
Bài học
Lượt xem: 24067
21/12/2014 13:01
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương
Bạn tôi
Lượt xem: 31509
21/12/2014 13:01
Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
Sống cùng những điều không
Biển đêm
Lượt xem: 21604
21/12/2014 13:00
Những chiếc lá vàng trước ngõ
Đã rơi từ chiều hôm kia
Người khách từ miền nào đó
Chờ chi một tiếng tiễn đưa
Buổi chiều có thực
Lượt xem: 24435
21/12/2014 12:59
Xóm nhà nằm bên bờ sông
Con thuyền đậu bên bờ đất
Buổi chiều, mặt trời gần khuất
Chút hoe vàng trên sóng nước lao xao
Buồn
Lượt xem: 15496
21/12/2014 12:59
Bỗng dưng buồn đến lạ lùng
Đám mây vô định giữa lưng chừng trời
Bỗng dưng buồn đến lặng người
Bạn xưa đâu giữa cõi đời mênh mông
Chiều bên sông
Lượt xem: 20563
21/12/2014 12:58
Thuyền ai về bến đậu
Lơ lửng dòng sông trôi
Chiều trời mưa lất phất
Ai xui ai nhớ người
Chiều mưa trên đồi thông
Lượt xem: 60153
21/12/2014 12:58
Những người tình huyền thoại
Thầm thì trên đồi thông
Họ thương nhau đến độ
Dìu nhau vào vô cùng
Hiển thị 91 - 100 tin trong 2213 kết quả