Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.

Tiểu sử

Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới.

Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.

Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

Con trai thứ chín của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh.

Tác phẩm

Thơ

  • Tiếng thu (1939)
  • Tỏa sáng đôi bờ (1959)
  • Người con gái sông Gianh (1966)
  • Từ đất này (197l)
  • Chị em (1973)
  • Đây mùa thu tới (1987)
  • Bâng khuâng (1988)
  • Bao la sầu (1989)

Sân khấu

  • Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)
  • Cây thanh trà (cải lương)
  • Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)
  • Anh Trỗi (kịch nói)
  • Hồng Gấm, tuổi hai mươi (kịch thơ,1973)

Văn xuôi

  • Người sơn nhân (truyện, 1933)
  • Chiếc cáng xanh (truyện, 1941)
  • Khói lam chiều (truyện, 194l)
  • Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978)
  • Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)

Đánh giá

Là một trong những người tiên phong của Phong trào Thơ mới, những bài thơ của ông mà "nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta" [1] đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới. Hình ảnh:

...Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô...
(Tiếng thu)

hay người mẹ với:

...Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong nắng trưa hè trước dậu thưa
(Nắng mới)

trong thơ Lưu Trọng Lư đã trở thành những biểu tượng vượt thời gian.

Thơ Lưu Trọng Lư

Trích giới thiệu:

Tiếng thu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Mắt buồn
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói,
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi,
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông.
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng dựa tường hoa,
Nhìn nhau mà lệ ứa,
Một ngày một cách xa...

Bài thơ Tiếng thu đã được các nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Hữu Xuân phổ nhạc thành bài hát cùng tên, còn bài Một mùa đông cũng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành bài Mắt buồn.

chú thích

Các tác phẩm khác

Cát trắng Phú Vang Lượt xem: 18048
20/12/2014 15:20
Tôi chưa được một lần
In chân vào mặt cát
Để hiểu hết Phú Vang
Trong cát này nặng gót

Chiều Hương Giang Lượt xem: 14280
20/12/2014 15:20
Sau chiều nay, còn buổi chiều khác nữa
Có thể mây cao, có thể nắng vàng
Cơn gió thổi những buổi chiều chưa tới
Tóc bao người bay rợi cả không gian

Có một ngày Lượt xem: 45308
20/12/2014 15:19
Có một ngày em không yêu anh
Em đi thật xa
Và mặc chiếc áo
Anh chưa từng thấy bao giờ

Con chim thời gian Lượt xem: 18777
20/12/2014 15:18
Con gõ kiến đại ngàn
Gõ nhịp thời gian
Từng bước
Từng bước chân

Con gà đất, cây kèn và khẩu súng Lượt xem: 11159
20/12/2014 15:17
Nhân nghĩ về người thổi kèn trong "Mũi thép" kịch của Nguyễn Vũ

I.
Con gà đất bảy màu
Sống bằng hơi con trẻ
Hùng dũng gọi mùa xuân
Mặt trời vàng long lanh trên chợ Gia lạc

Đất ngoại ô Lượt xem: 25669
20/12/2014 15:15
Khu phố ngoại ô
Tầm tã rụng bên dòng sông
những người dân nghèo về đây
như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến

Đất nước Lượt xem: 15387
20/12/2014 15:14
Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Giặc mỹ Lượt xem: 23575
20/12/2014 15:13
Khi tên lính Pháp cuối cùng đi đến trước dòng sông
Vươn qua thành cầu soi mặt mình dưới nước
Nó bỗng nhổ nước bọt vào nơi nó vừa ngắm được
Khuôn mặt chủ nghĩa thực dân cũ tan rồi trên sông nước quê ta

Gửi anh Ttường Lượt xem: 16302
20/12/2014 15:12
Về những gì tôi muối nói cùng anh
Là buổi cách xa mà mùa xuân đẹp quá
Hoa riềng trắng bên hiên nhà yên ả
Và lũ ve rừng kêu khi trăng lên

Hình dung về Chê Ghêvara Lượt xem: 12552
20/12/2014 15:11
Tôi hình dung Chê đi trong rừng
Với khẩu A.K
Những viên đạn cài trong băng
Như hàm răng nghiến chặt

Hiển thị 371 - 380 tin trong 2141 kết quả