Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
( Chinh phụ ngâm )
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu rong chơi
Bao ngày nằm đất ngủ trời
Lúc đi ngắm gió lúc ngồi ngắm sương
Lúc ngoảnh lại - mùi hương bay mất
Lúc quay đi - phảng phất phía sau
Muôn hương muôn sắc muôn màu
Tập thành hậu diện Chiêm Bao Niết Bàn
Cuộc trần thế bách ban sự huống
Bao sự tình chìm xuống nổi lên
Người đi góc bể gập ghềnh
Kẻ về xó bếp quên tên tuổi mình
Lúc ngoảnh lại thình lình chợt thấy
Sau lưng mình lẩy bẩy đa đoan
Hồi sinh gió núi trăng ngàn
Thấy em cơ cẩn đá vàng hơn xưa
Lúc ngoảnh lại chép bừa ra bút
Chào mai sau hun hút biển dâu
Phù trầm ký ức thiên thâu
Nặng tình quá khứ anh chào tương lai
( trích tập thơ Như Sương )
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22571
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19884
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27345
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24777
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23275
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).
Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31274
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).
Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 32685
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21758
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24575
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.
Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30430
22/12/2014 10:36
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.
Hiển thị 331 - 340 tin trong 2467 kết quả