Thơ

Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngứa cổ hát chơi,
Khi gió sớm vào reo um khóm lá,
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời.
Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn,
Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca.
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín;
Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa.
Hát vô ích, thế mà chim vỡ cổ,
Héo tim xanh cho quá độ tài tình.
Ca ánh sáng bao lần dây máu đỏ,
Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh.
Tôi réo rắt, chẳng qua trời bắt vậy.
Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo.
Gió đã thổi, cho nên buồn phải dậy;
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây đèo!
Nghiệp tài tử nghìn xưa đông lắm chắc;
Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên
Cảm nếp trán của người lo sáu khắc,
Thương năm canh nước mắt những ai phiền.
Nghề lựa chữ, thôi một trò trẻ nhỏ!
Dăm câu vui đắp đối với câu sầu;
Sương với bóng, không nghĩa gì tỏ rõ;
Xin đừng cười! đời có nghĩa chi đâu?
Tiếng tôi hát chẳng làm ai tươi nở,
Nhưng sách này, tôi để cả trái tim;
Giở cho khéo, kẻo lòng tôi động vỡ;
Hồn người tình mỏng lắm, xếp cho êm!
Nắng cũ phai rồi, lòng tôi vẫn cất
Một chiều ong vàng đẹp sắc năm mây.
Xuân vội bước, nhưng mà hương chẳng mất:
Tôi với tay giam giữ ở trong nầy.
Nếu trang giấy có động mình tuyết bạch,
Ấy là tôi dào dạt với âm thanh.
Hồn thắc mắc vẫn đi về với sách,
Dưới tay ai xem lại nỗi lòng mình.
Vâng, đáng lẽ làm xong tôi giữ lấy;
Vui gì đâu mà đưa đẩy dương tranh,
Nhưng, cũng lạ! nỗi tình đau khổ ấy,
Để riêng tây, như có chỗ không đành.
Thôi thì đó, nói cùng nhau cho thỏa.
Ai có thương thì tôi cũng cảm ơn,
Ai có ghét, tôi cũng cười khuây khỏa;
Lỗi vì tôi, tôi đâu dám giận hờn.
Nhưng nghĩ lại: sống vẫn là hơn chết;
Gần hơn xa; yêu mến ngọt ngào thay!
Nên, thú thật, tôi mong nhiều kẻ biết
Xem nhiều thơ và nhớ lại nhiều ngày.
Và nghĩ ngợi: “Ai mà ai oán thế!
Ở nơi đâu mà giọng nói tiêu tao!”
Thưa, một kiếp ai không từng nhỏ lệ?
Ta cùng buồn: mơn trớn vuốt ve nao!
Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ,
Một giây cũng cam, một chút cũng đành;
Khổ tôi hát, loài người xin chớ phụ!
Cô hãy dịu dàng; chầm chậm, thưa anh!
Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp!
Và lòng tôi, mời mọc bạn chia nhau.
Trông thấy nghìn môi rượu mùa ăm ắp,
Tôi sẽ vui được có tấm lòng sầu.
Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngứa cổ hát chơi;
Hãy nghe lấy. Còn như sao rỉ rả,
Hỏi làm chi! Tôi không biết trả lời
Các tác phẩm khác

Thấy dễ mà khó Lượt xem: 9918
18/08/2013 15:39
Lớp 12 lớp càng cao
Khuyên nhau gắng học cớ sao hay lười.
Học rồi giúp ích cho đời
Đừng như Chiêu Thống cỗng người hại dân.

Nắng phai Lượt xem: 11586
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương Lượt xem: 15712
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ Lượt xem: 13366
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii Lượt xem: 10834
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I Lượt xem: 13265
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi Lượt xem: 14749
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm Lượt xem: 11049
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song Lượt xem: 12016
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương) Lượt xem: 8252
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Hiển thị 651 - 660 tin trong 805 kết quả