Thơ

Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngứa cổ hát chơi. ( ?)
Khi gió sớm vào reo um khóm lá,
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời.

Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn,
Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca.
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín,
Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa.

Hát vô ích, thế mà chim vở cổ,
Héo tim xanh cho quá độ tài tình,
Ca ánh sáng bao lần vây máu đỏ,
Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh.

Tôi réo rắt, chẳng qua trời bắt vậy
Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo.
Gió đã thổi, cho nên buồn phải dậy,
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây đèo!

Nghiệp tài tử nghìn xưa đông lắm chắc
Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên.
Cảm nếp trán của người lo sáu khắc,
Thương năm canh nước mắt những ai phiền.

Nghề lựa chữ, thôi một trò trẻ nhỏ,
Dăm câu vui đắp đổi với câu sầu,
Sương với bóng, không có gì tỏ rõ
Xin đừng cười ! đời có nghĩa chi đâu?

Tiếng tôi hát chẳng làm ai tươi nở,
Nhưng sách nầy, tôi để cả trái tim.
Giở cho khéo, kẻo lòng tôi động vở, ( ?)
Hồn người tình mỏng lắm, xếp cho êm.

Nắng củ phai rồi, lòng tôi vẫn cất
Một chiều ong vàng đẹp sắc năm mây;
Xuân vội bước, nhưng mà hương chẳng mất :
Tôi với tay giam giữ ở trong nầy.

Nếu trang giấy có động mình tuyết bạch,
Ấy là tôi dào dạt với âm thanh ;
Hồn thắc mắc vẫn đi về với sách,
Dưới tay ai, xem lại nỗi lòng mình.

Vâng, đáng lẽ làm xong tôi giữ lấy,
Vui gì đâu mà đưa đẩy dương tranh.
Nhưng thú thật, mối tình đau khổ ấy
Ðể riêng tây như có chỗ không đành.

Thôi thì đó, nói cùng nhau cho thỏa,
Ai có thương thì tôi cũng cảm ơn,
Ai có ghét, tôi cũng cười khuây khỏa,
Lỗi vì tôi, tôi đâu dám giận hờn.

Nhưng nghĩ lại : sống vẫn là hơn chết,
Gần hơn xa, yêu mến ngọt ngào thay !
Nên thú thật, tôi mong nhiều kẻ biết
Xem nhiều thơ và nhớ lại nhiều ngày

Và nghĩ ngợi : Ai mà ai oán thế !
Ở nơi đâu mà giọng nói tiêu tao!
Thưa một kiếp ai không từng nhỏ lệ !
Ta cùng buồn: mơn trớn vuốt ve nao !

Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ,
Một giây cũng cam, một chút cũng đành;
Khổ tôi hát, loài người xin chớ phụ !
Cô hay dịu dàng, chầm chậm thưa anh. ( ?)

Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp,
Và lòng tôi, mời mọc bạn chia nhau.
Trông thấy nghìn môi rượu mùa ăm ắp,
Tôi sẽ vui được có tấm lòng sầu.

Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngửa cổ hát chơi
Hãy nghe lấy. Còn như sao rỉ rả,
Hỏi làm chi ! Tôi không biêt trả lời.

Các tác phẩm khác

Đất nước đàn bầu (câu 151 - 200) Lượt xem: 17620
22/08/2013 14:51
Người nô lệ da vàng bất khuất
Vươn giữa trời thơm ngát tấm lòng son
Tóc phơ phơ bạc trắng sợi đau buồn
Sao bà hát những lời da diết

Đất nước đàn bầu (câu 101 - 150) Lượt xem: 18094
22/08/2013 14:50
Phường chạm bạc, phường đúc đồng
Phố hàng Hài thêu những chiếc hài cong.
Những cô gái dệt the và phất quạt
Những hàng Điếu hàng Buồm hàng Bát

Đất nước đàn bầu (câu 051 - 100) Lượt xem: 14404
22/08/2013 14:49
Anh con trai phường vải không về
Sông Cầu xa thăm thẳm
Vạt áo tứ thân lau nước mắt
Bà hát tôi nghe những điệu buồn

Đất nước đàn bầu (câu 001 - 050) Lượt xem: 16191
22/08/2013 14:48
Đi dọc một triền sông
Những chiếc trống đồng vùi trong cát
Những mảnh bình vỡ nát
Những mũi tên lăn lóc

Thơ ru em ngủ Lượt xem: 21404
22/08/2013 14:45
Ngủ đi em ơi, trời xanh sau lá thưa
Trưa đã sẫm rồi, cửa ngỏ sương sa
Em nằm nghiêng, tóc cụp xuống như lông thỏ
Như con sóc hiền, như chùm dẻ mùa đông.

Những chiếc lá rơi Lượt xem: 24409
22/08/2013 14:41
Con người bé nhỏ
trong thành phố không màu
trước một chiếc cầu
không thể đi qua

Bài hát ấy vẫn còn dang dở Lượt xem: 21973
22/08/2013 14:40
Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn

Bầy ong trong đêm sâu Lượt xem: 20174
22/08/2013 14:39
Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Ðêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi

Chiều chuyển gió Lượt xem: 18019
22/08/2013 14:36
Chân bước vội em về từ phố rộng
Mang mùa hè xanh biếc trên vai
Chiều mênh mông gió lớn thổi từ trời
Em bỏ nón, tóc lòa xòa trên má.

Bắc hành tạp lục Lượt xem: 17969
22/08/2013 14:25
Tập thơ này của Nguyễn Du sáng tác trong vòng 1 năm, từ tháng hai đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813) khi ông cầm đầu một phái đoàn sang sứ Trung Quốc. Mở đầu quyển là bài cảm tác khi trở ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc. Bài cuối làm khi trở về đến Võ Xương (Hồ Bắc), từ đó lên thuyền trở về, nên không có đề tài ngâm vịnh nữa. Thơ ghi chép những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường.

Hiển thị 251 - 260 tin trong 806 kết quả