Tiệc chửa tàn canh,rượu chửa say
Còn đây ta hẹn khúc quanh nầy…
Quyết thề giữa trận vung tay kiếm
Cùng hẹn bên trời đạn xé mây[1]
Đất Tống bao lần thành quách đổ [2]
Trời Nam muôn thủơ rạng kỳ đài
Sân nhà giặc đến toàn dân đánh
Hàm tử [3],Chi Lăng[3]…xác giặc đầy…
Duong Lam [vophubong]
NOTES:
----------
[1]Đạn pháo binh… bắn vòng cầu, xé mây đi…
[2]
Lý Thường Kiệt đánh Tống, 1075-1076
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[8], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[9].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[10].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[11].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[12]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[12], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[11].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[13]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
[3
Trận Hàm Tử - Tây Kết Để phòng thủ mặt phía Nam của thành Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương - nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội). Tháng 5, Trần Quang Khải dẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
Toa Đô và Ô Mã Nhi ở Thanh Hoá, Nghệ An giao chiến với quân Trần do Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với Thoát Hoan.
Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công [41].
Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương[42] và Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng.
Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.
Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc[12](đoạn sông Hồng ở Hưng Yên) và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết (Khoái Châu).Ngày 24 tháng 6 năm 1285, Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa Đô và Ô Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị quân Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhi thì chạy thoát về Thanh Hóa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.
Sử liệu dẫn khác nhau về các tướng tham chiến. Có tài liệu cho rằng Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Triệu Trung cùng đánh trận Hàm Tử [41], có tài liệu dẫn rằng chỉ có Trần Nhật Duật và Triệu Trung đánh Hàm Tử, còn Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản đánh trận Tây Kết.[43]
[4
Trận Chi Lăng Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.
Ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên phong tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.
nguon :Wikipedia
Huy Cận (1919-2005) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 34858
27/12/2014 14:08
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]
Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26697
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.
Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 20954
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.
Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18685
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.
Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21035
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37041
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18385
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31015
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46122
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23531
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Hiển thị 131 - 140 tin trong 2307 kết quả