Thơ

Luận về Tứ Hung thời đại

Ngoài áo mũ lời ca tiếng hát
Thật tưng bừng lễ phát cân đai
Thủ khoa, Cập đệ trí tài
(1320) Từ đây hôm sớm miệt mài giúp vua
*
Lễ chấm dứt, lòng chưa muốn dứt
Ban chấm thi tổ chức rượu trà
Cùng nhau nâng chén ngâm nga
Bảo người Thường Tín thua nhà Ứng Thiên (67)
*
Mộng Tuân hỏi đề chuyên Văn sách
Có phải người phụ trách, Ức Trai ?
Vừa hay vừa quá thâm cay
Phải người trí rộng ý dài mới thông
*
Nguyễn Trãi bảo do lòng Thánh thượng
Chỉ rõ ràng ảnh hưởng người xưa
Gợi thêm vài chữ giúp vua
Miễn sao cân nhắc cho vừa bề trên
*
Bài Nguyễn Trực nói lên khác biệt
Giữa Tứ Hung, hào kiệt đương thời
Ngoài ra phân tích tuyệt vời
Lòng gian Hãn, Xão tách rời Sát, Ngân
*
Hãn, Xão chỉ có phần gian ý
Sớm về hưu, đã nghĩ đến mình
Không lo đề cử hiền minh
(1340) Hết lòng giúp nước, tận tình giúp vua
*
Khi khởi nghĩa, tranh đua gắng sức
Trong hiểm nguy tận lực hy sinh
Đến khi đất nước thái bình
Không lo kiến thiết, riêng mình cầu an
*
Còn Sát, Ngân, lòng gian ý ác
Chức Tư Đồ lấn át quyền vua
Thích làm bạn với a dua
Ghét ghen tài đức, thương ưa nịnh thần
*
Lê Xuân Chủ, mệnh thân tan tác
Chiếc lá vàng rải rác đường đi
Để người xiểm nịnh gian phi
Giẫm lên thân xác, tiếc gì công lao
*
Chúng chỉ thích ngọt ngào đường mật
Chúng chỉ mê giọng hát lời ca
Những người liêm khiết tài ba
Không chung đường nghĩ, không hòa đường suy
*
Đều phải chọn bên đi bên ở
Không chung đường ngăn trở dèm pha
Hết đời một giấc Nam kha
(1360) Đầu thân hai ngả, danh tà còn lưu
*
Càng ngẫm nghĩ lời hư lẽ thực
Bài học xưa quyền lực còn đây
Xét người, ngẫm lại hôm nay
Ai người cậy thế, yểm tài tôi trung
*
Ai dám định Tứ Hung hiện đại ?
Ai xét người tranh cãi lợi danh ?
Biết ai đem hết tài mình
Giúp dân giúp nước, công danh chẳng màng ?
*
Càng tham luận thấy càng sôi nổi
Sợ đêm tàn, tiếng dội tiếng vang
Ức Trai đành phải bàn ngang
Ta cùng nâng chén đón vầng trăng lên
*
Ánh trăng sáng gi"a nền trời thẳm
Xuyên cây cành lấm tấm kim cương
Ngàn sao trong sáng lạ thường
Như cùng đánh dấu Đình trường năm nay
*
Nguyễn Trãi muốn cùng say với bạn
Giữa đêm khuya trăng sáng vui vầy
Ngày mai rồi sẽ chia tay
(1380) Biết còn thấy lại những ngày vui tươi ?
*
Quý những lúc lòng cười mắt thốt
Giữa những người cùng một tâm hồn
Cùng đi chung một khoảng đường
Cùng chia sẻ nỗi đoạn trường khổ đau

(67) Thường Tín là quê hương của Nguyễn Như Đỗ cũng là quê hương của Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn. Ứng Thiên là quê hương của Nguyễn Trực

Các tác phẩm khác

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28250
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30119
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22769
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20677
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23433
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22460
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21662
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18894
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29565
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23118
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2249 kết quả