Chương 13
Trạng, Bảng, Thám năm Nhâm Tuất
Nay trở lại non ngàn bến đổ
Dùng văn chương thổ lộ nguồn cơn
Ngậm ngùi sóng nước Côn Sơn
(1160) Ức Trai nào tỏ nỗi buồn thiên thu
Một buổi sáng âm u gió lạnh
Được lệnh vua hồi chánh tham gia
Vào ban Hội khảo kỳ ba
Mà người Chánh khảo chính là Văn Linh (61)
Lòng phấn khởi trước tình tôi chúa
Nghĩ vua hiền đã rỏ đục trong
Thấu cho những kẻ một lòng
Đem tài, đem sức gánh gồng nước non
Vội viết biểu tạ ơn Thánh thượng
Đã đem lòng rộng lượng xét suy
Biết dùng tài trí ai bì
Đúng nơi đúng chổ, đáng ghi công đầu
Bẩm Thánh thượng, ơn sâu thầm nhớ (62)
Nghĩ cho mình trí nhỏ tài sơ
Tay run, đôi mắt đã lờ
Tóc râu đã bạc, được nhờ ơn trên
Lòng còn muốn đem niềm hoài bão
Trí vẫn mơ khoác áo tạ đời
Dầu cho vật đổi sao dời
(1180) Quyết không phai lạt nghĩa Trời ơn Vua...
Mù sương sớm vui đùa trong nắng
Tiễn người rời sớm vắng hồi kinh
Trong tâm còn một chữ tình
Rồi đây sẽ gặp người mình thương yêu
Đường tuy vắng cây nhiều cảnh đẹp
Cánh lan thơm khép nép chào xuân
Lòng vui rộn rã tưng bừng
Mong mau tay bắt mặt mừng người yêu
Nguyễn Thị Lộ mỹ miều đón rước
Sớm hàn huyên chuyện trước chuyện sau
Bao nhiêu tình nghĩa rạt rào
Thương yêu như sóng ba đào cuộn dâng
Đời cách trở bao lần muốn gặp
Dạ hoài nghi còn lấp niềm đau
Hôm nay hiểu phận má đào
Thương người tiết liệt, khóa rào chờ ai
Để khen thưởng cành mai khoe sắc
Vẫn giữ lòng, khóa chặt rào sâu
Cùng nhau đưa đến giang đầu
(1200) Đỉnh cao tình ái, qua cầu yêu đương
Đêm trăng sáng mây nhường lối mộng
Cạn chén quỳnh lắng đọng tâm tư
Hỏi chồng rành rẻ ngôn từ
Tại sao Đình Hội loại trừ nữ nhi ?
Thiếp vẫn biết phú, thi sắc sảo
Định rõ ràng tâm não thí sinh
Tứ thư, chiếu, biểu... trung bình
Chăm lo học tập tiến trình vượt qua
Muốn học hỏi tài ba Tiến sĩ
Những phú, thi tuyệt mỹ cao vời
Nhờ chàng sử dụng đôi lời
Mượn dùm cho thiếp suốt đời không quên
Nguyễn Trãi biết vợ hiền tài giỏi
Sẽ chờ thời thuận lợi phân qua
Đêm nay thưởng nguyệt ngắm hoa
Tận dùng thời khắc chan hòa thương yêu...
Ban Giám khảo đặt nhiều tin tưởng
Với đề tài ảnh hưởng quốc gia
Xuân Đài Hội phú kỳ ba
(1220) Mộng Tuân muốn chỉ nước nhà yên vui
Sĩ tử được chọn thời cận đại
Hay dựa vào sách dạy cổ xưa
Miển sao lý dẩn có thừa
Văn chương như sóng nước đùa thuyền xa
Theo Chu Lễ có ba đài tượng
Chốn Linh Đài, Hoàng Thượng vái van
Cầu Trời khẩn Phật chiêu an
Nước non trù phú, dân gian thanh bình
Thời Đài dựng để dành chư chúa (63)
Đến lễ đài cầu gió cầu mưa
Cầu cho dân chúng được mùa
Hăng say xây đắp, tranh đua học hành
Phố Đài để dân lành thưởng ngoạn
Xem mây trời tản mạn bay xa
Ngẩn ngơ theo mấy cành hoa
Hân hoan theo tiếng oanh ca ngọt ngào
Với Nguyễn Trực mưa rào vướng víu (64)
Núi non còn phải chịu chào thua
Vững bền, cao mấy cũng thừa
(1240) Nếu không xây dựng cho vừa lòng dân
Xuân Đài chắc, non Tần kém thế
Xuân Đài cao, ngạo nghể dương oai
Xuân Đài bền vững thới lai
Do dân xây đấp mỗi ngày một hơn
Dân sung sướng, đài sơn đài phết
Dân yên lành, đài kết đài giăng
Nếu dân đau khổ nhọc nhằn
Đài nghiêng theo gió, đài hoằng theo giông
Phú Nguyễn Trực chiếm lòng giám khảo
Chấm đổ đầu Hội cảo kỳ ba
Nhưng người được điểm thuận hòa
Nguyễn Như Đỗ mới chính là Hội nguyên
Vì Như Đỗ gom thuyền ba hội
Ưu với bình vang dội mấy phen
Bỏ công sắm sửa sách đèn
Trau dồi kinh sử, luyện rèn phú thi
Hội chấm dứt, đáng ghi đáng thưởng
Ban chấm thi, đọc quyển chung lòng
Cùng nhau cầm chén rượu nồng
(1260) Để đem sức sống khơi dòng hăng say
Tháng giêng hết, mùng hai tổ chức
Điện Hội Anh sáng rực đèn hoa
Trầm hương nghi ngút chan hòa
Điện tiền mở rộng, chính tòa vinh quang
Ban giám khảo, hân hoan tề tựu
Đã sẵn sàng sĩ tử đứng chờ
Các quan Lễ bộ đợi giờ
Hồi chuông thứ nhứt, xếp cờ vào dinh
Khác thi Hội, thi Đình trong điện
Ban chấm thi, cùng tiến vào chầu
Hai bên Lễ Bộ đứng hầu
Y quang, phẩm phục, sắc màu đẹp tươi
Chuông kế tiếp, đón mời vua tới
Mũ xung thiêng, ngọc đới bên hông
Hoàng bào nệm ngọc thêu rồng
Ngai vàng chểm chệ, hương đồng nghiêm trang
Cùng phủ phục, các quan bái vọng
Lớp sĩ phu, xúc động tiến vào
Hân hoan như được đón chào
(1280) Đường mây rộng mở, cẩm bào thêu hoa
Viên chấp sự xướng qua tên họ
Trao thí sinh mực lọ bút nghiên
Dâng vua Văn sách thánh hiền
Xét xong thủ tục vua truyền đề thi
Các sĩ tử cúi quỳ bái nhận
Lui trở về địa phận của mình
Mỗi người bàn ghế xinh xinh
Không còn lều chỏng, đất xình giữa sân
Lễ kết thúc, Vua, thần trở gót
Các thí sinh moi óc tìm văn
Êm đềm Tìên nữ cung Hằng
Oai phong tiếng sóng Bạch Đằng vang danh
Đến chiều tối mới thành được quyển
Ban giám thi chấm tuyển người tài
Ba mươi ba, trúng văn bài (65)
Chia làm ba hạng, đủ đầy sắc sâu
Nhóm thứ nhứt, đứng đầu Nguyễn Trực
Đậu Trạng Nguyên chính thức năm nầy
Hội nguyên Như Đỗ thứ hai
(1300) Trở thành Bảng Nhãn, trí tài hiền lương
Người thứ ba là Lương Nhữ Hộc
Đậu Thám Hoa, chính tộc con nhà
Quyết đem sức học tài ba
Dạy dân in sách đúng là cha ông (66)
Đem tài trí đẹp lòng tiên tổ
Quả rỏ ràng chẳng hổ danh người
Tiến sĩ cặp đệ nhứt đời (67)
Sắc trong tô đậm, hương ngoài lan xa
Tòa Văn Miếu, gấm hoa thêu đệt
Thần rùa linh, đã kết linh bài
Từ năm mười bốn bốn hai
Ai người tiến sĩ danh tài đề tên
Nơi lịch sữ, đấp nền văn hiến
Tạo niềm tin, đường tiến mai sau
Vì dân vì nước tự hào
Quyết không để giọt lệ trào can qua
(61) Lê văn Linh, Đề điệu (Chánh chủ khảo), Triệu Thái làm Phó chủ khảo, Nguyễn Trãi, Trưởng ban Đọc quyển, gồm các bạn mới và cũ như Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Dư...
(62)Sau đây dài dòng trích dẫn tờ biểu của Nguyễn Trãi dâng vua Lê Thái Tông (theo Truyện Nguyễn Trãi của Bùi văn Nguyên) :
Thần trộm nghĩ niên tân sáu chục
Chốn triều đình chức tước ban thêm
Chín trùng lồng lộng ơn trên
Nghĩ mình thêm thẹn nỗi niềm vinh quang...
(63) vua chúa các nước chư hầu
(64) Nguyễn Trực, con cư sĩ Nguyễn Thì Trung, đã mở đầu tả đài bằng những câu : theo Bùi văn Nguyên
Vón đài nầy :
Không nền không móng
Không dựng không xây
Chẳng cần đến trăm nghìn công lao nện đắp
Chẳng phí đến muôn vàn của cải tiền tài
Chỉ cần lễ nghĩa tạo hướng đi cho mưu lược
Chỉ cần đạo đức làm cơ sở để tài bồi
Vì muôn dân cùng kéo đến
Ắt trăm họ được đón mời
Không đắp cao mà cao vút đến tận mây biếc
Không bồi lớn mà lớn, lan đến tận biển khơi
(65) Trong 33 người Tiến sĩ gồm 3 người Cặp đệ, 7 Tiến sĩ bảng chánh mà người đứng đầu là Trần Văn Huy và 23 người Tiến sĩ bảng phụ mà người đứng đầu là Ngô Sĩ Liên, chuyên về lịch sử
(66) Theo Việt Nam Danh nhân Từ điển của Nguyễn Huyền Anh, Lương Nhữ Hộc là ông tổ ở VN về in sách. Ông đã hai lần đi sứ ở Tàu và học lén được nghề in ở đấy
(67) Tiến Sĩ Cặp đệ gồm ba người : Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa
Cảnh công bố kết quả
Văn Miếu & Bia Tiến Sĩ
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24386
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21454
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19356
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26500
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24169
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22615
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).
Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30633
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).
Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 32060
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21397
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23881
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.
Hiển thị 111 - 120 tin trong 2248 kết quả