Thơ

Rời khỏi kinh thành

Nguyễn Trãi thấy lòng chua xót quá
Nghĩ tuổi già, thôn dã yên thân
Chỉ mong đi cuối đường trần
Trọn lòng cùng chúa, cùng dân, cùng nhà

Sớm lo lắng cung ngà lục viện
Thương Ngọc Dao quyền biến chưa thông
Hồn như viên ngọc trắng trong
Chưa vương màu đỏ, chưa lồng màu đen

Một đêm trăng bên đèn chợp mắt
Thấy tiên đồng khuông mặt xinh tươi
Mắt đen má thắm môi cười
Vâng lời Thượng Đế dạo chơi cõi trần

Xuống trái đất làm thân quyền quý
Bước vào đời cung hỉ Khánh Phương (45)
Giật mình tỉnh giấc hoàn lương
Ngọc Dao mừng rở đốt hương khẩn cầu

Trước Thượng Đế dập đầu khấn lạy
Phù hộ con, trẻ dại thơ ngây
Đưa con qua khỏi nạn tai
(720) Vượt bao nghịch cảnh, giúp Ngài thành công (46)

Quá sung sướng mở lòng bày giải
Cùng cung nhân kể lại mộng lành
Nghĩ rằng gió mát trăng thanh
Sẽ đem no ấm yên lành khắp nơi

Nàng nào biết tai khơi nạn mở
Tiếng đồn vang thấu ở cung đình
Thị Anh nghe nói giật mình
Sợ Hoàng Tử đổ, sợ tình mình nguy

Sanh quý tử Dao phi sẽ chiếm
Trọn lòng vua cùng tiếm uy quyền
Thế là muôn sự đảo điên
Phải tìm mọi cách cho thuyền không lay

Gọi khẩn cấp chân tay nhóm hoạn
Xước, Huệ, Đăng, Đình Thắng họp bàn (47)
Bày mưu tính kế rõ ràng
Ngọc Dao hãm hại Tử Hoàng ốm đau

Trước Đức vua nàng gào nàng khóc
Bảo Ngọc Dao tàn độc hơn người
Con tôi sắp chết đến nơi
(740) Cầu xin Thượng Đế cứu người nguy nan

Con tôi sống không màng ngôi báu
Không như người tàn bạo vô lương
Thánh hoàng xin nhủ lòng thương
Trả thù con trẻ, tan xương voi dày (48)

Được như thế lòng này mới thỏa
Để ngăn ngừa lòng dạ hiểm sâu
Những người bụng chứa gươm đao
Sợ không dám trổ tài cao hại người

Ngồi ngẫm nghĩ, nực cười nhân thế
Biết làm sao cội rễ nguồn cơn
Những người gây oán gây hờn
Lại là những kẻ kéo đờn kêu ca

Vua suy nghĩ chưa ra quyết định
Nguyễn Trãi đà suy tính thiệt hơn
Tãu trình xin chúa ghi ơn
Cứu tra suy xét nguồn cơn rõ ràng

Vua ra lệnh truyền ban thầy thuốc
Rán tận tình phục dược Bang Cơ
Nhân sâm cộng với thủ ô
(760) Uống vô sẽ hết dật dờ mê man

Nguyễn Trãi muốn luận bàn cùng vợ
Không thể nào để ở chung nhau
Phải đành ngừa trước tránh sau
Phải đem người yếu bôn đào xa xôi

Nguyễn thị Lộ cho người dẩn dắt
Đưa Ngọc Dao nẻo tắt đường ngang
Tránh xa cho khỏi Trường An
Đến chùa quy ẩn, hạt tràng lần xoay (49)

Thế Sạn đạo chờ ngày khởi phát (50)
Tránh cho nàng tan tác đời hoa
Lại còn vương thể ngọc ngà
Trui rèn thể chất chan hòa thương yêu

Tóc đã bạc lại nhiều nghiệp dĩ
Nguyễn Trãi mong về nghỉ Côn sơn
Từ nay ân nghĩa đã tròn
Mong vua cứu xét để còn suy tư

Vua khôn lớn biết hư biết thực
Biết Ức Trai đáng bậc tài ba
Mong người vui hưởng tuổi già
(780) Cho xây chùa Phật để mà tỉnh tu

Nhưng dặn kỷ khi vua cần triệu
Phải tức thời lên kiệu về cung
Mau mau hội kiến cữu trùng
Để cùng bàn việc chỉnh trung nước nhà

Nghe lời phán chan hòa cởi mở
Hoa sen lòng vội nở trong tim
Côn Sơn tùng cúc vẫn tìm
Về xây Tư Phúc, trọn niềm chờ mong (51)

Khi từ biệt Thái Tông căn dặn
Hẹn sang năm lo chuẩn kỳ thi
Là mùa Tiến sĩ chính quy
Nhân tài sẽ chọn đường đi lối về

Các bạn hữu tỉ tê đưa tiễn (52)
Cùng vợ hiền đến bến Phả Lai
Để rồi tay lại cầm tay
Bạn hiền, vợ mến chia hai nẻo đường

Ông tức cảnh ngâm vang một khúc (53)
Để tỏ lòng rạo rực chờ mong
Từ đây trở lại dòng sông
(800) Khơi đầy kỷ niệm, thỏa lòng cố nhân

(45) Cung Khánh Phương là cung của Tiệp Dư Ngọc Dao
(46) mong sao con mình thành công trên bước đường dựng nước
(47) Nguyễn Thị Anh cùng nhóm hoạn quan tìm cách du cáo Ngọc Dao hảm hại Tử Hoàng
(48) Thị Anh xin vua xử tội voi dày Ngọc Dao
(49) Ngọc Dao trốn ở chùa Huy Vân
(50) Sạn Đạo, chỗ Lưu Ban dưỡng quân chờ thời
(51) Chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi về tu bổ để nhà vua đến nghỉ ngơi
(52) Các bạn Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Trần thuấn Du... cùng Nguyễn Thị Lộ đã tiễn đưa ông đến ngã ba sông Thiên Đức
(53) Bài ngâm của Nguyễn Trãi trước khi chia tay cùng bạn bè và Nguyễn Thị Lộ theo Truyện Nguyễn Trãi của Bùi văn Nguyên

Ngại ở nhân gian lưới trần
Thời nằm thôn dã miễn yên thân
Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử
Viên hạc đà quen bạn dật dân

Hái cúc, ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn
Đàn cầm suối, trong tay dõi
Còn một non xanh là cố nhân

Các tác phẩm khác

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22770
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20678
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23434
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22460
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21665
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18894
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29565
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23118
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37079
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2247 kết quả