Thơ

Côn Sơn Quy ẩn

Được kết quả như mong như đợi
Tài ngoại giao sánh với mưu thần
Góp công đền đáp hoàng ân
Dám đâu nghĩ đến chút phần lợi danh
*
Danh không có, lợi đành quên lãng
Sống chuỗi ngày thanh đạm muối dưa
Nhiều đêm nhìn ánh trăng khuya
(360) Hắt hiu gió thổi, đầm đìa sương rơi
*
Nghe ray rứt, bồi hồi trong dạ
Thương chồng yêu, chí cả chưa yên
Đêm đêm gói trọn ưu phiền
Quyết đem tâm sự nỗi niềm gởi trao
*
Chồng sách cũ, lệ trào khóe mắt
Giúp ích gì lúc ngặt lúc nghèo
Thương dân mưa ít nắng nhiều
Ruộng vườn hạn hán lắm điều trái ngang
*
Dân đã khổ, mình càng thêm khổ
Bao lần qua, mấy độ buồn thương
Muốn đem tâm sự chán chường
Gởi vào manh chiếu bên đường bán rong (21)
*
Sợ uy thế của chồng suy giảm
Nên đành cam cáng đáng việc nhà
Để chồng rảnh trí lo xa
Trước lo cho nước cho nhà được yên
*
Cây muốn lặng, gió quyền không lặng
Chuyện đau buồn Nguyên Hãn chưa nguôi
Lại thêm sóng gió tơi bời
(380) Phạm Văn Xão tướng, hết đời quy thiên
*
Lời dèm xiểm, thay thuyền đổi bến
Lòng Quân Vương chẳng mến thương người
Lại thêm bụng dạ hẹp hòi
Ép người trung liệt suốt đời lao lung (22)
*
Trần Nguyên Hãn mệnh chung vì Bản (23)
Phạm văn Xão tội phản vì Lê (24)
Tạo ra thảm trạng ê chề
Những ai đã quyết theo về Quân vương
*
Cùng chung chịu đau thương thống khổ
Cùng xông pha lửa đỏ tên bay
Đến khi sung sướng trên ngai
Lại quên đi hết những ngày gian nan
*
Quên những kẻ thi gan cùng giặc
Lại học đòi sớm bắt chiều tha
Vì không chứng cớ để tra
Nên đành phải thả Ông ra khỏi tù
*
Sớm chán nản công hầu khanh tướng
Về Côn Sơn vui hưởng tuổi già
Giữa vùng đất rộng bao la
(400) Nhớ nàng bán chiếu đúng là duyên thiên
*
Thấy người đẹp ông liền khẽ hỏi (25)

Nàng ở đâu mà bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?
Xuân xanh nay được bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chưa, được mấy con ?

Thị Lộ nghe xong vội trả lời (26)

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon (27)
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh nay độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, hỏi chi con ?

Cành lan ở giữa núi đồi
Nhụy thơm hương thắm ai người chuốt trau
*
Viên ngọc quý không đào mà được
Cành lan xinh tha thướt dạng hình
Những đêm gió mát trăng thanh
Đem thơ mà kết mộng lành thiên thu
*
Khoảng thời gian, mây mù giăng lối
Ông về quê sớm tối phụng thờ
Bóng hình ông ngoại ngày thơ
Là cha dạy dỗ, mẹ mơ nuông chiều
*
Mẹ mất sớm, cha nhiều lận đận
Về Côn Sơn yên phận ngoại già
Sáng chiều sớm tối lân la
Thương thiên nhiên cảnh, yêu hoa lá rừng
*
Mến đèn sách ông từng trang đọc
Kinh, Tứ Thư quyết học với hành
Khi sương sớm, lúc tàn canh
(420) Quyết đem tài đức tạo danh với đời
*
Nay trở lại vùng trời thương mến
Trước bàn thờ đốt nến hương đưa
Kính hồn ngoại với mẹ cha
Giúp con qua khỏi chuyến phà khổ đau
*
Nghĩ tức tối, làm sao diệt nịnh
Bản, Khí, Hoành.. quyền bính trong tay
Chỉ lo ton hót tối ngày
Cố tìm cách hại những tay trung thần
*
May mắn thay, người thân nghĩa khí
Vẫn còn nhiều cùng chí đấu tranh
Nguyên, Tuân, Tử Tấn, Quang Minh...(28)
Quốc Hưng, Cảnh Thọ, Văn Linh mấy người
*
Họ nhứt quyết không dời tôn chỉ
Họ hợp nhau cùng ý Ức Trai
Viếng thăm những lúc nạn tai
Quyết đem sức học văn tài giúp vua

(21) Thị Lộ thấy gia đình túng kém, muốn buôn bán chiếu để nuôi gia đình như ngày xưa, trước khi gặp Nguyễn Trãi
(22) Nguyễn Trãi bị bắt cầm tù do thân thích với Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xão nhưng vì không chứng cớ nên được thả. Trần Nguyên Hãn là anh em cô cậu với Nguyễn Trãi, gọi Trần Nguyên Đán là ông nội mà Nguyễn Trãi gọi là ông ngoại.
(23) Trước khi xin về hưu, Trần Nguyên Hãn có than thở với những người thân cận là Lê Thái Tổ có tâm địa như Việt Vương Câu Tiễn nên bị gièm pha và bị bức tử bởi lủ nịnh gồm Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Bá Hoành...Ông nhảy xuống sông tự sát còn Phạm văn Xão bị khép tội phản thần và bị xử chém
(24) Lê Quốc Khí một nịnh thần có quyền thế vì là cháu gọi vua Lê Lợi bằng chú
(25) Theo Bùi Văn Nguyên trong : Truyện Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi hỏi :
Quê ở đâu ta bán chiếu gon
Trời đà về tối chửa về con ( ?)
(26) Thị Lộ trả lời : Quê ở Đông Triều bán chiếu gon
Chồng thời chửa có, hỏi gì con ?
(27) Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử: Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
(28) Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn,Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Quang Minh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Cảnh Thọ, Lê Văn Linh, Trần Thuấn Du... là những vị trung thần
Các tác phẩm khác

Hữu Thỉnh (1942 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26716
27/12/2014 14:07
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Giang Nam (1929 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 20964
27/12/2014 14:06
Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18698
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21062
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37057
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18404
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31031
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46135
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23535
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26293
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Hiển thị 71 - 80 tin trong 2246 kết quả