Thơ

Côn Sơn Quy ẩn

Được kết quả như mong như đợi
Tài ngoại giao sánh với mưu thần
Góp công đền đáp hoàng ân
Dám đâu nghĩ đến chút phần lợi danh
*
Danh không có, lợi đành quên lãng
Sống chuỗi ngày thanh đạm muối dưa
Nhiều đêm nhìn ánh trăng khuya
(360) Hắt hiu gió thổi, đầm đìa sương rơi
*
Nghe ray rứt, bồi hồi trong dạ
Thương chồng yêu, chí cả chưa yên
Đêm đêm gói trọn ưu phiền
Quyết đem tâm sự nỗi niềm gởi trao
*
Chồng sách cũ, lệ trào khóe mắt
Giúp ích gì lúc ngặt lúc nghèo
Thương dân mưa ít nắng nhiều
Ruộng vườn hạn hán lắm điều trái ngang
*
Dân đã khổ, mình càng thêm khổ
Bao lần qua, mấy độ buồn thương
Muốn đem tâm sự chán chường
Gởi vào manh chiếu bên đường bán rong (21)
*
Sợ uy thế của chồng suy giảm
Nên đành cam cáng đáng việc nhà
Để chồng rảnh trí lo xa
Trước lo cho nước cho nhà được yên
*
Cây muốn lặng, gió quyền không lặng
Chuyện đau buồn Nguyên Hãn chưa nguôi
Lại thêm sóng gió tơi bời
(380) Phạm Văn Xão tướng, hết đời quy thiên
*
Lời dèm xiểm, thay thuyền đổi bến
Lòng Quân Vương chẳng mến thương người
Lại thêm bụng dạ hẹp hòi
Ép người trung liệt suốt đời lao lung (22)
*
Trần Nguyên Hãn mệnh chung vì Bản (23)
Phạm văn Xão tội phản vì Lê (24)
Tạo ra thảm trạng ê chề
Những ai đã quyết theo về Quân vương
*
Cùng chung chịu đau thương thống khổ
Cùng xông pha lửa đỏ tên bay
Đến khi sung sướng trên ngai
Lại quên đi hết những ngày gian nan
*
Quên những kẻ thi gan cùng giặc
Lại học đòi sớm bắt chiều tha
Vì không chứng cớ để tra
Nên đành phải thả Ông ra khỏi tù
*
Sớm chán nản công hầu khanh tướng
Về Côn Sơn vui hưởng tuổi già
Giữa vùng đất rộng bao la
(400) Nhớ nàng bán chiếu đúng là duyên thiên
*
Thấy người đẹp ông liền khẽ hỏi (25)

Nàng ở đâu mà bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?
Xuân xanh nay được bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chưa, được mấy con ?

Thị Lộ nghe xong vội trả lời (26)

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon (27)
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh nay độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, hỏi chi con ?

Cành lan ở giữa núi đồi
Nhụy thơm hương thắm ai người chuốt trau
*
Viên ngọc quý không đào mà được
Cành lan xinh tha thướt dạng hình
Những đêm gió mát trăng thanh
Đem thơ mà kết mộng lành thiên thu
*
Khoảng thời gian, mây mù giăng lối
Ông về quê sớm tối phụng thờ
Bóng hình ông ngoại ngày thơ
Là cha dạy dỗ, mẹ mơ nuông chiều
*
Mẹ mất sớm, cha nhiều lận đận
Về Côn Sơn yên phận ngoại già
Sáng chiều sớm tối lân la
Thương thiên nhiên cảnh, yêu hoa lá rừng
*
Mến đèn sách ông từng trang đọc
Kinh, Tứ Thư quyết học với hành
Khi sương sớm, lúc tàn canh
(420) Quyết đem tài đức tạo danh với đời
*
Nay trở lại vùng trời thương mến
Trước bàn thờ đốt nến hương đưa
Kính hồn ngoại với mẹ cha
Giúp con qua khỏi chuyến phà khổ đau
*
Nghĩ tức tối, làm sao diệt nịnh
Bản, Khí, Hoành.. quyền bính trong tay
Chỉ lo ton hót tối ngày
Cố tìm cách hại những tay trung thần
*
May mắn thay, người thân nghĩa khí
Vẫn còn nhiều cùng chí đấu tranh
Nguyên, Tuân, Tử Tấn, Quang Minh...(28)
Quốc Hưng, Cảnh Thọ, Văn Linh mấy người
*
Họ nhứt quyết không dời tôn chỉ
Họ hợp nhau cùng ý Ức Trai
Viếng thăm những lúc nạn tai
Quyết đem sức học văn tài giúp vua

(21) Thị Lộ thấy gia đình túng kém, muốn buôn bán chiếu để nuôi gia đình như ngày xưa, trước khi gặp Nguyễn Trãi
(22) Nguyễn Trãi bị bắt cầm tù do thân thích với Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xão nhưng vì không chứng cớ nên được thả. Trần Nguyên Hãn là anh em cô cậu với Nguyễn Trãi, gọi Trần Nguyên Đán là ông nội mà Nguyễn Trãi gọi là ông ngoại.
(23) Trước khi xin về hưu, Trần Nguyên Hãn có than thở với những người thân cận là Lê Thái Tổ có tâm địa như Việt Vương Câu Tiễn nên bị gièm pha và bị bức tử bởi lủ nịnh gồm Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Bá Hoành...Ông nhảy xuống sông tự sát còn Phạm văn Xão bị khép tội phản thần và bị xử chém
(24) Lê Quốc Khí một nịnh thần có quyền thế vì là cháu gọi vua Lê Lợi bằng chú
(25) Theo Bùi Văn Nguyên trong : Truyện Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi hỏi :
Quê ở đâu ta bán chiếu gon
Trời đà về tối chửa về con ( ?)
(26) Thị Lộ trả lời : Quê ở Đông Triều bán chiếu gon
Chồng thời chửa có, hỏi gì con ?
(27) Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử: Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
(28) Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn,Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Quang Minh, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Cảnh Thọ, Lê Văn Linh, Trần Thuấn Du... là những vị trung thần
Các tác phẩm khác

Nguyễn Mỹ (1935-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 33691
22/12/2014 10:36
Nguyễn Mỹ (21 tháng 2 năm 1935 - 16 tháng 5 năm 1971), là một nhà thơ Việt Nam
Nguyễn Mỹ sinh ngày 21 tháng 2 năm 1935, tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Mỹ tử thương ngày 16 tháng 5 năm 1971 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn của đối phương.

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 58052
22/12/2014 10:36
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23765
22/12/2014 10:35
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26034
22/12/2014 10:35
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.

Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46206
22/12/2014 10:34
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Ân phúc Lượt xem: 37769
21/12/2014 13:02
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời

Bài học Lượt xem: 24067
21/12/2014 13:01
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương

Bạn tôi Lượt xem: 31510
21/12/2014 13:01
Sống cùng những điều không thực
Gửi thân mình cho hư không
Bay trên muôn phương trời đất
Tặng nơi nơi những đóa hồng
Sống cùng những điều không

Biển đêm Lượt xem: 21604
21/12/2014 13:00
Những chiếc lá vàng trước ngõ
Đã rơi từ chiều hôm kia
Người khách từ miền nào đó
Chờ chi một tiếng tiễn đưa

Buổi chiều có thực Lượt xem: 24435
21/12/2014 12:59
Xóm nhà nằm bên bờ sông
Con thuyền đậu bên bờ đất
Buổi chiều, mặt trời gần khuất
Chút hoe vàng trên sóng nước lao xao

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2246 kết quả