Thơ

An Nam Quốc Vương

Lê Thái tổ trào trung triệu tập
Để tìm người đối đáp Minh Triều
Từ khi nuốt hận trăm điều
Vẫn mong quấy rối, gây nhiều khổ đau
*
Nhứt Trương Phụ, lòng đao dạ kiếm
Một thuở nào ngự chiếm Thăng Long
Tưởng mình ngồi giữa cung rồng
Đêm vơ ngày vét vẫn không chịu dừng
*
Rồi đến lúc đường cùn phải chạy
Như chuột chùn, ếch nhái muỗi giun
Một trang dũng tướng anh hùng
Thân tàn danh liệt, ngậm gừng nuốt cay !
*
Không xấu hổ, còn bày mưu hiểm
Mong trở qua xâm chiếm Nam triều
Thấy dân đau khổ đã nhiều
(280) Nhà Minh đành phải theo chiều gián can
*
Không xâm lấn nhưng làm khó dễ
Bảo phải tìm hậu duệ nhà Trần
Hay đòi cống phẩm thêm phần
Trước đe sau dọa, mấy lần tạm phong
*
Nay sứ giả Trương Thông chuyển đạt (18)
Cùng Lý Kỳ, Vĩnh Dật đang chờ
Nhà vua giao thảo bức thư
Bang giao, lễ vật, cuộc cờ xác minh
*
Quan văn vỏ, thật tình phân giải
Nào ai hơn Nguyễn Trãi tài ba
Đã đem lý thánh lời hoa
Viết bao văn biểu sáng lòa đường mây
*
Xin Thánh Thượng đức dầy ân xá
Thừa Chỉ người tận dạ đáp đền
Quyết đem tài trí thấp hèn
Để cho Minh chúa không chèn nước ta
*
Vua nghe phải, truyền tha Nguyễn Trãi
Bỏ tước hầu, giữ lại thừa văn
Những quan một dạ trung thần
(300) Tung hô vạn tuế muôn phần hân hoan
*
Cứu Nguyễn Trãi khỏi gian nhà ngục
Các bạn bè tiếp tục chăm lo
Sợ khi mưa gió qua đò
Người ngay còn ngại sóng to giữa dòng
*
Vì công việc cần ông khẩn cấp
Vua sai người đến gặp ông liền
Bảo vua diện kiến tôi hiền
Cùng lo việc nước đến miền an vui
*
Bao ngày tháng ngậm ngùi trong dạ
Ánh dương quang chưa thỏa niềm tin
Gió mưa còn phải giữ gìn
Dám đâu phiền đến nghĩa tình chúa tôi
*
Vua tiếp rước, đón mời sâm rượu
Cùng nhâm nhi kể đủ nguồn cơn
Bảo rằng giặc loạn biên cương
Để ông phải chịu oan ương thế nầy
*
Đây ly rượu cùng say trước đã
Sau sẽ bàn sứ giả triều Minh
Đọc xong văn kiện sự tình
(320) Ông đem kiên nhẩn đối kình nóng nôn
*
Đã từ lâu, một đòn trách cứ
Vua nhà Minh vô lý tột cùng
Còn ta một dạ thủy chung
Một niềm thành khẩn, một lòng suy tôn
*
Ta theo thế, lời ôn lý luyện
Người dẫn đầu biết chuyện nói thưa
Biết câu đón nắng rào mưa
Khiêm nhường, kín đáo, đẩy đưa lòng người
*
Trần Thuấn Du một thời vang tiếng (19)
Đáng theo đoàn phúc kiến nhà Minh
Chính người gây được cảm tình
Của người đối diện, để mình yên thân
*
Du còn phải đem phần cống phẩm
Chia làm ba, hai tặng nhà vua
Một phần chia đủ cho vừa
Nửa Hoàng Thái hậu, nửa đưa Tử hoàng
*
Không phải thế chính nhân quân tử
Nhưng nên dùng để giữ nước nhà
Dầu sao nói giúp cho ta
(340) Hai người uy thế, cũng là phần hơn
*
Vua thích thú trước đòn yếm trá
Bảo thừa văn, vội vã thảo thư
Cho người kêu gọi Thuấn Du
Dặn dò kỹ lưỡng, đúng thư thi hành
*
Như kế hoạch, tánh danh đã rõ
Vua nhà Minh đành tỏ khoan hồng
Lý Kỳ cùng với Hữu Thông
Mang theo thánh chỉ sắc phong Nam Triều (20)
*
Vua Lê Lợi ra chiều sung sướng
Ngôi Quốc vương tận hưởng phương Nam
Từ đây khí chướng sơn lam
Hết canh phương bắc, mấy đàng thong dong

(18) Ba sứ giả Minh Triều gồm Lễ Bộ thị lang Lý Kỳ, Từ Vĩnh Dật và Trương Thông
(19) Phái đoàn sứ giả đi cống sứ nhà Minh gồm Trần Thuấn Du, Bùi Cầm Hỗ, Nguyễn Khả Chi. Trần Thuấn Du đậu khoa Minh Kinh năm Kỷ Dậu, ông là một trong 4 ông thông kinh bác sử thời đầu nhà Lê. Đó là Lý, Trần, Thân, Đỗ. Hai ông Lý Tử Tấn, Trần Thuấn Du ở nửa đầu thế kỷ thứ 15 và hai ông Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận ở cuối thế kỷ nầy (theo Bùi Văn Nguyên trong Truyện Nguyễn Trãi và Hoàng Công Khanh trong Vằng vặc sao khuya)
(20) Năm Tân Hợi (1431) vua nhà Minh chính thức sắc phong cho Lê Lợi làm An Nam Quốc vương
Các tác phẩm khác

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23430
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22458
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21656
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18890
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29562
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23115
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37068
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21342
22/12/2014 10:41
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.

Hàn Mạc Tử (1912-1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26146
22/12/2014 10:41
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.[1]
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28.[5].

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2245 kết quả