nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.
Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.
Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.
Tháng 12 năm 1964,Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965,anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây,Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.
Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.
Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.
Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam -là tiết mục được mong đợi nhất của người dân Việt Nam thời đó.
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Truyện Kiều 3101-3150 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15003
21/08/2013 21:11
3101 “Còn chi là cái hồng nhan!
3102 “Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?
3103 “Nghĩ mình chẳng hổ mình sao?
3104 “Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!
Truyện Kiều 2501-2550 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16992
21/08/2013 21:09
2501 Chỉnh nghi tiếp sứ vội vàng,
2502 Hẹn kỳ thúc giáp, quyết đường giải binh.
2503 Tin lời thành hạ yêu minh,
2504 Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng.
Truyện Kiều 2551-2600 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17924
21/08/2013 21:03
2551 Tin tôi, nên quá nghe lời,
2552 “Đem thân bách chiến làm tôi triều đình.
2553 “Ngỡ là phu quý, phụ vinh,
2554 “Ai ngờ một phút tan tành thịt xương!
Truyện Kiều 2601-2650 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17199
21/08/2013 21:02
2601 Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền,
2602 Lá màn rủ thấp, ngọn đèn khêu cao.
2603 Nàng càng ủ liễu phai đào,
2604 Trăm phần nào có phần nào phần tươi?
Truyện Kiều 3051-3100 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 11951
21/08/2013 20:58
3051 Ông rằng: “Bỉ thử nhất thì,
3052 “Tu hành, thì cũng phải khi tòng quyền.
3053 “Phải điều cầu Phật, cầu Tiên,
3054 “Tình kia, Hiếu nọ, ai đền cho đây?
Truyện Kiều 2651-2700 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17459
21/08/2013 20:57
2651 Gặp bà Tam Hợp đạo cô,
2652 Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng:
2653 “Người sao hiếu nghĩa đủ đường?
2654 “Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?”
Truyện Kiều 3151-3200 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 13691
21/08/2013 20:56
3151 “Những như âu yếm vành ngoài,
3152 “Còn toan mở mặt với người cho qua?
3153 “Lại như những thói người ta,
3154 “Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa.
Truyện Kiều 3201-3254 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 12130
21/08/2013 20:53
3201 Khúc đâu êm ái xuân tình,
3202 ấy hồn Thục đế, hay mình đỗ quyên?
3203 Trong sao châu rỏ duềnh quyên!
3204 ấm sao hạt ngọc Lam-điền mới đông!
Chiêu hồn tử sĩ
Lượt xem: 13044
21/08/2013 20:49
Tiết tháng bảy mưa dầm xùi xụt
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau khảm bạc, giếng ngô rụng vàng
Văn tế thập loại chúng sinh
Lượt xem: 11554
21/08/2013 20:48
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não ngườI thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Hiển thị 1661 - 1670 tin trong 2124 kết quả