Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.

Thân thế

Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Cha ông là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học. Các thành viên trong gia đình ông cũng đều là những nhà giáo, nghệ sĩ được biết tới. Anh trai ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, em gái là nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trường Nghệ thuật Sân khấu II Thành phố Hồ Chí Minh, em trai là họa sĩ Ca Lê Thắng.

Sự nghiệp

Ông sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ, năm 12 tuổi bắt đầu vừa học văn hóa, vừa học việc ở nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ trong chiến khu.

Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bắc, học ở các trường học sinh miền Nam, Trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), rồi vào học khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài thơ đầu tiên ra mắt bạn đọc, Nhớ mưa quê hương với dòng cảm xúc thương nhớ da diết miền Nam, đã chiếm được cảm tình của độc giả và đoạt giải nhì trong cuộc thi thơ năm 1960 của tạp chí Văn nghệ. Tốt nghiệp đại học, Lê Anh Xuân được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở khoa Sử và được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhưng ông từ chối để trở về quê hương chiến đấu.

Tháng 12 năm 1964,Lê Anh Xuân tình nguyện về Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Đến thang 7 năm 1965,anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng.Từ đây,Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ-nghệ sĩ.

Cuối năm 1964, ông vượt Trường Sơn vào miền Nam, làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Trong thời gian này, ông bắt đầu sử dụng bút danh Lê Anh Xuân[1]. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.

Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho một con đường tại Quận 1.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà thơ Lê Anh Xuân được rất nhiều người biết và yêu mến vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bài thơ của Lê Anh Xuân thường xuyên được trình bày trong tiết mục TIẾNG THƠ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam -là tiết mục được mong đợi nhất của người dân Việt Nam thời đó.

Tác phẩm

  • Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
  • Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
  • Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
  • Hoa dừa (thơ, 197l)
  • Thơ Lê Anh Xuân (tuyển thơ, 198l)
  • Giữ đất (tập văn xuôi-1966)

Thành tựu nghệ thuật

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam:
...
Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

chú thích

Các tác phẩm khác

Một phút thoáng qua. Lượt xem: 23636
20/12/2014 18:45
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Một phút thoáng qua. Lượt xem: 28974
20/12/2014 18:44
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Mưa Lượt xem: 24473
20/12/2014 18:43
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mơ
Ðất trắng ngàn cánh rụng
Tiếng quân hò thôn xa

Ngôi nhà Quang Dũng ở Sơn Tây Lượt xem: 14448
20/12/2014 18:42
Phan Lạc Tiếpbr>
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được biết đến là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình ảnh của Sơn Tây vào đầy ắp những thi phẩm của mình. “Em từ thành Sơn chạy giặc về - Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...” Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà Đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả. Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.

Những cô hàng xén Lượt xem: 23097
20/12/2014 18:38
Rặng vải ven sông Đáy
Um tùm bóng cuối xuân
Sông cạn phơi lòng cát trắng
Người qua nâng váy ôm quần

Quán bên đường Lượt xem: 27421
20/12/2014 18:36
Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt.
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu.
Mùa gạo đắt, đường xa, trưa vắng khách

Suối tóc Lượt xem: 31480
20/12/2014 18:36
Thuở ấy em ngồi trên cửa gác,
Tóc buông hong với gió đầu thu
Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
Ghi vội vàng em mấy nét thơ...

Tây tiến Lượt xem: 32988
20/12/2014 18:35
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Thơ tặng ông lang Lượt xem: 22817
20/12/2014 18:34
Gian khổ đường ta ta cứ đi
Vững tâm theo kháng chiến trường kỳ
Trắng trong nguyền giữ lòng cam thảo
Son sắt càng thơm dạ quế chi

Thu quê ai Lượt xem: 26680
20/12/2014 18:33
Như cảnh đã vào thu sớm
Da rợn từng cơn, núi đổ chiều
Lá mía, tàu cau rũ héo
Vàng, ôi vàng hắt hiu !

Hiển thị 281 - 290 tin trong 2124 kết quả