nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[1] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính." [2]. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.
Cha Lâm Thị Mỹ Dạ, ông Lâm Thanh đã từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là "theo địch vào Nam". Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do "địch cài lại" và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch [3]
Qua sông
Lượt xem: 29509
20/12/2014 11:30
Sông xanh màu vai áo
Sóng xao nghìn bước chân
Bước sang bờ tiền phương
Giọt mồ hôi tạnh hết
Sang thu
Lượt xem: 26538
20/12/2014 11:29
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sau trận đánh
Lượt xem: 20800
20/12/2014 11:29
Khi bản Đông thành một nấm mồ
Những hãng phương Tây đưa tin nhớn nhác:
- Chưa bao giờ những binh đoàn thiết giáp
Của đối phương lại áp đảo như đây
Tạm biệt sầm sơn
Lượt xem: 20726
20/12/2014 11:28
Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt
Tán bàng ven biển đôi mắt nước mưa
Tạm biệt nhé thôi đành tạm biệt
Một Sầm Sơn mà biết mấy tình cờ
Tám câu
Lượt xem: 20015
20/12/2014 11:27
Không giữ nổi một mình
Nhớ em chia cho sóng
Nhấp phải chút tương tự
Thế là chiều biển động
Tắm mưa
Lượt xem: 25897
20/12/2014 11:27
Mưa rào rào bong bóng nở đầy sân
Trời như bông đen nước tràn qua mặt
Sấm làm nhịp cho đôi chân nhảy nhót
Kỳ lưng nhau rúc rích đùa vui
Tạp cảm
Lượt xem: 26446
20/12/2014 11:26
Chưa viết giấy đã cũ
Chưa viết sông đã đầy
Đám cưới đi qua có người đứng khóc
Chưa viết chợ đã đông
Thành phố bạn bè
Lượt xem: 17867
20/12/2014 11:26
Tôi đã ở sáu năm
Trên miền đồi Gia Cẩm
Nhà tập thể nửa gian
Chưa bận con, ở tạm.
Thảo nguyên
Lượt xem: 30231
20/12/2014 11:25
Em đi chiều bỏ không
Thất tình loang bóng cỏ
Lá đem những mảnh chiều
Trút đầy lên nỗi nhớ
Thơ dưới mái hiên
Lượt xem: 23651
20/12/2014 11:21
Gà không gáy trời vẫn sáng
Cây không héo đời vẫn buồn
Hiển thị 481 - 490 tin trong 2178 kết quả