nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[1] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính." [2]. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.
Cha Lâm Thị Mỹ Dạ, ông Lâm Thanh đã từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là "theo địch vào Nam". Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do "địch cài lại" và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch [3]
Không đề 1
Lượt xem: 19542
24/08/2013 10:30
Chiều tháng năm nắng ngả thân cây
Em trở lại một mình trên lối - nhớ
Gió trở lại một mình trên mái phố
Khắp một trời phượng đỏ mênh mông
Khồng đề 2
Lượt xem: 18301
24/08/2013 10:28
Sông cũng như tình yêu - sông thiên vị
Lấy mãi phù sa bên lở đắp bên bồi
Sóng vỗ về bờ cỏ non tươi
Lá xanh mướt cơn mưa vừa gội
Không đề 3
Lượt xem: 23715
24/08/2013 10:28
Viết cho Vũ
Mắt anh nâu một vùng đất phù sa
Vùng đất của nơi nào trong trí nhớ
Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ
Giữa vô cùng hoang vắng giữa cô đơn
Sóng
Lượt xem: 26302
24/08/2013 10:25
dữ dội và dụi êm
ồn ào và lặng lẽ
sóng không hiểu nổi mình
sóng tìm ra tận bể
Có một thời như thế
Lượt xem: 16398
24/08/2013 10:23
Có một thời vừa mới bước ra
Mùa xuân đã gọi mời trước cửa
Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi.
Thuyền và Biển
Lượt xem: 20580
24/08/2013 10:20
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển
"Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Tự hát
Lượt xem: 24934
24/08/2013 10:19
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Ngủ nào ngủ ngon
Lượt xem: 20110
24/08/2013 10:18
Ngủ nào ngủ ngon
Mi yêu của mẹ
Mẹ hát khe khẽ
Cái lá cái hoa
Chuyện cổ tích về loài người
Lượt xem: 15971
24/08/2013 10:17
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Cố đô
Lượt xem: 23696
24/08/2013 10:13
Với vết chân của bầy dã thú
In trên nền gạch cũ trước lăng vua
Với dòng sông như không chảy bao giờ
Vẫn mờ ảo ngàn năm màu sương khói
Hiển thị 1561 - 1570 tin trong 2178 kết quả