nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[1] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính." [2]. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.
Cha Lâm Thị Mỹ Dạ, ông Lâm Thanh đã từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là "theo địch vào Nam". Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do "địch cài lại" và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch [3]
Trở về
Lượt xem: 47325
21/12/2014 10:51
Còn gì sau một chuyến đi
Tóc sương vương bụi nghĩ suy vương tình
Lời ai vọng giữa hồn mình
Bãi xa cát trắng cây xanh bóng người
Trong bệnh viện
Lượt xem: 24756
21/12/2014 10:50
Bạn đến thăm mình trong bệnh viện
Nói cười như thế thật là vui
Bạn về bóng bạn còn trên vách
Nhớ bạn mình riêng nỗi ngậm ngùi
Trong nội thành
Lượt xem: 20754
21/12/2014 10:49
Miếng ngói từ trăm năm cũ
Rêu xanh mọc kín bao giờ
Nghe tiếng chim trên cổ thụ
Hồn nhiên nụ cười trẻ thơ
Trong quán trọ
Lượt xem: 34019
21/12/2014 10:49
Khuya mưa nằm lạnh trong quán khách
Nghe tự xa xăm tiếng thở dài
Mai biết về đâu trong cõi tạm
Câu hỏi nghìn xưa đang hỏi ai
Trong vườn
Lượt xem: 32960
21/12/2014 10:48
Cùng trên một khoảng đất
Cây lá cùng màu xanh
Mỗi loài hoa mỗi khác
Một cảnh mấy sự tình
Trước biển
Lượt xem: 33297
21/12/2014 10:47
Làm nhà trên cát mà chơi
Này em hãy đến đây ngồi bên ta
Còn bao nhiêu giấc mơ hoa
Những phù du cũ thôi là qua đi
Tự cảm
Lượt xem: 31185
21/12/2014 10:45
Đã mất rồi những nét ngây thơ
Chưa đủ lớn để làm ông cụ
Ta buồn mà nghĩ ta bây giờ
Cái trẻ chưa qua cái già đã lại
Tự tình
Lượt xem: 35971
21/12/2014 10:45
Tôi còn chỉ mấy vần thơ
Tặng em, tặng những cơn mưa trong đời
Giọt nào còn đọng trong tôi
Giọt nào sương khói bên trời nhớ nhung
Vẫn còn em
Lượt xem: 29515
21/12/2014 10:44
Vẫn còn em ở lại
Xinh tươi áo trắng dài
Thướt tha bay vườn mộng
Xanh non cành sương mai
Về phố
Lượt xem: 32374
21/12/2014 10:43
Từ rừng đi về thăm phố
Có gì để nhấm rượu không?
Có dăm câu thơ viết vội
Đêm đêm bạn cùng đêm đêm
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2178 kết quả