nguồn : http://vi.wikipedia.org
Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949), là một nhà thơ nữ Việt nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam.
Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone[1] dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005.
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn còn trong dự tưởng.". Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ ngác và những rung cảm đầy nữ tính." [2]. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông của Việt nam.
Cha Lâm Thị Mỹ Dạ, ông Lâm Thanh đã từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống, năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là "theo địch vào Nam". Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do "địch cài lại" và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch [3]
Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây
Lượt xem: 25489
17/12/2014 13:08
Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây
Ta mời trời dự, đất vui lây
Trải hàng cây cỏ xăm xăm biếc
Lượn khúc đường non thắm thắm hây
Đứng chờ em
Lượt xem: 28966
17/12/2014 13:06
Trong buổi chiều hôm bóng nhá nhem
Anh ra trước cổng đứng chờ em
Nhận từng vóc dạng từ xa tới
Lọc lấy một hình anh thuộc quen
Trái tim em thức đập
Lượt xem: 22234
17/12/2014 13:05
Trái tim em thức đập
Nơi gốc của thời gian
Một nhịp mạnh, nhịp khẽ
Ẩy tay anh nồng nàn
Đi núi
Lượt xem: 23246
17/12/2014 13:04
Em! Anh đi núi về
Đầu còn ngân gió núi
Da còn vang nắng ngàn
Giọng còn pha tiếng suối
Đôi mắt xanh non
Lượt xem: 25481
17/12/2014 13:04
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu
Gió
Lượt xem: 36527
17/12/2014 13:03
Gió về như mưa tới
Lá dậy như lá đi
Ào ào tiếng sóng vỗ
Không gian có việc gì?
Giọng nói
Lượt xem: 32303
17/12/2014 13:02
Em ngồi ríu rít ở sau xe
Em nói, lòng anh mãi lắng nghe
Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm
Đời vui khi được có em kề
Trên đỉnh non cao
Lượt xem: 29885
17/12/2014 13:01
Trèo lên trên đỉnh non cao
Trên đỉnh non cao
Đôi tay ta nắm, anh chào Em, em
Anh chào xa biếc, xanh êm
Chào cao lồng lộng ta đem trời về
Ngói mới
Lượt xem: 19486
17/12/2014 13:00
Khắp nơi, trên những đường tôi đi
Tôi đã nghe xao xuyến, rầm rì:
Ngói mới
Trên những đường tôi dạo, tôi qua
Tôi đã nghe nhiều, những khúc ca:
Ngói mới
Đứa con của tình yêu
Lượt xem: 20816
17/12/2014 12:59
Anh ước đôi ta có con
Con giống em đẹp nhìn không chán
Giống đôi mắt, giống hình gương trán
Con mang tình xán lạn đôi ta
Hiển thị 1431 - 1440 tin trong 2178 kết quả