Thơ

I.
Quả đất nóng dần lên
tầng ôzôn có vấn đề gì đó

Sọ dừa gặp vấn đề trì trệ
tri thức nhồi vào tri thức cứ phòi ra

Mắt vấn đề toét tai vấn đề ù
bất an vấn đề giấc ngủ

Sâu rầy đang vấn đề cánh đồng
rừng cây vấn đề cháy và trụi

Nón hành khất ngã vấn đề xó chợ
trẻ lang thang vấn đề bụi đời

Lổn nhổn hành tinh vấn đề đẻ và đói
chiến trận tuôn vấn đề đỏ lòm.

*
Chó cứ sủa người cứ đi
những con đường đầy vấn đề ổ gà

Những nhịp cầu chông chênh quá tải
vấn đề nay mai sập bất cứ lúc nào

Những giống người tham gặm nhấm cả trời đất
vấn đề ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt

Vấn đề nước cầm đầu lũ lụt
vấn đề lửa thủ phạm hỏa hoạn

Khủng hoảng thiếu thần linh
Khủng hoảng thừa yêu quái

Ðại loạn thay cái thiên hạ rắc rối
vấn đề tầng ôzôn cả thôi .

II.

Lục bục bụng dạ sôi
ruột gan vấn đề gì đó

Nghe chừng lục phủ ngũ tạng đều cọt kẹt
sida giác quan? ung thư toàn thân?

Không thể nói rằng ta bất cần
ta cần sống và cần đủ thứ

Cần dinh dưỡng cần khí thở
cần giấc mơ nõn ngọn rau xanh

Cần phút lặng thinh mặc niệm những mối tình quan họ
những người tình không giao phối bao giờ

*
Thất xà ngóc cổ trong hũ rượu
nọc rắn tuần hoàn bổ âm bổ dương

Ðộc trị độc nhộn nhạo huyết quản
lúc nhúc hổ mang khè hang hốc xương

Gần đây ta ngài ngại đi ra đường
dù chả để làm gì ta muốn ngồi một mình

Vu vơ một mình trống rỗng một mình
ta sờ sợ nơi nào nhiều khôn vặt ít thông minh

Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá
khạc đủ đồ nghề thằng nọ con kiạ

Ta mặc cảm cái bóng đèn điện không có điện
lủng lẳng trần nhà thường làm ta giật mình

Ta ngan ngán bóng quan hoạn gỉa thiến gỉa đạo
vừa ăn hoa hồng vừa xơi hoa đào

Những phường buôn cứt bán chó
nợ khó đòi thì làm gì nào

Những bất ổn đầy rẫy
thì đã sao ? thì làm sao ?

Có người thách ta đánh nhau
ta bảo ta yếu rồi ta lại không có võ

Có kẻ thách ta chửi nhau
ta bảo ta vừa bị mất trộm cả sọt từ ngữ

Có đứa thách ta nhổ vào mặt nó
ta bảo ta hết đờm rồi .

*
Ta chúi mữi hà hơi lên trang bản thảo
hô hấp nhân tạo những con chữ khó thở

Ta khao khát tiếng hát giun dế
không kiểm duyệt không biên tập

Ta ao ước cái bay chim chóc
không hộ chiếu không biên giới

Chó già giữ xương mèo già hoá cáo
ta già ta hóa trẻ con

Thiêng liêng thay khoảng lặng cô đơn
người hoá thánh chỉ khoảng khắc ấy

III.

Nóng quá trằn trọc quá
tầng ôzôn có vấn đề gì đó

Quạ cũ kêu sương ươn ướt dĩ vãng
tiếng cú rạch trời rơi từng giọt bầm đêm

Giấc mê mệt thiêm thiếp chiêm bao trắng
loạng quạng ma nhảy nhót trước thềm

Thử nhập đồng khúc tăng gô quỉ
chợt thấy mình thối rữa từ từ

Kèn trống rỗng mọc móng mọc vuốt
gầm gừ đèn lân tinh nhờ nhợt

Ú ớ mồ hôi
chân lỡ nhảy -- phải nhảy -- cứ nhảy ...

*
Bước nhảy nảy tư duy thị trường
kinh doanh xác mình dù giá thậm rẻ mạt

Quạ có mua ta bán trọn gói
hoặc bán từng phần trước khi thối rữa hết

Cú có mua ta chấp nhận hạ giá
chấp nhận cho trả góp từng phần

Như kiểu bán từng phần rừng-bể-núi-sông
từng khúc ruột đất từng mẩu mặt
bằng từng miếng địa ốc

Thời buổi thị trường mọi việc đều có thể
có thể nước này mua trọn nước kia

Có thể lập những tập đoàn siêu quốc
những quốc gia mất nước từng phần

Cái xác ta thì có nghĩa lý gì
ta tự tháo khớp và tự bán

*
Chuyện xưa ông lão kiết dạy con:
"Khi cha chết xả xác cha mà bán ..."

Ta thì phải tự tay làm lấy
sợ các con chia chác không đều

Tự đọc điếu văn soạn sẵn vĩnh biệt mình
tự giải thoát một thời mộng mị

Cuốn gói hồn đi kinh tế mới vầng trăng
cấy lúa trồng khoai Kim Mộc Thủy Hoả Thổ

Ta đi đây ... kinh tế mới vũ trụ
vượt tầng ôzôn đang có vấn đề

IV.

Ngôi sao xa xôi bất ngờ đổi ngôi
ánh sao băng chợt đọng đẫm hố mắt

Ngọn gío thông thường lay ta tỉnh giấc
khí thở thông thường thoi thóp lại ta rồi

Ta bịch về mặt đất bất ổn
nhố nhăng đến chết nết không chừa

Lại lục bục bụng sôi
lại ruột gan vấn đề gì đó

Lại thừ nhớ những mối tình quan họ
những người tình không giao phối bao giờ

Lại đi đưa những đám ma từ ngữ
xác chữ chôn đầy nghĩa địa giấy vô hình

Lại khốn khổ với sọ dừa trì trệ
nhồi tri thức vào tri thức cứ phòi ra

Lại càu nhàu quả đất nóng dần lên
nghi tầng ôzôn có vấn đề gì đọ

V.

Ta lững thững xách sọ dừa đi chợ
tìm chú vịt tàu lai thím vịt xiêm

Ẩn sĩ Lêguym toạ thiền giữa chợ
gia vị ê hề những chua chát đắng cay

Những quàng quạc đành đạch âm nhạc
những cua ốc nghêu sò nguồn thi hứng tràn đầy

Những cuốn muống non ròng ròng ứa nhựa
oái oái khoái cái roi rói chợ

Cứ thế bình tâm cân bằng dần các thứ
ngà ngà say men chợ thường ngày

Cứ phảng phất thơm chùa những hồng hào má
những thắm cười tươi như hoa nhà ai

cứ ấn tượng bàn tay bậc thầy mổ cá
bái phục giáo sư vặt lông vịt thiên tài

Tiết vịt sống hài hoà lòng vịt chín
món tiết canh thần tiên lấp lỗ hổng sọ dừa

*
Vào cuộc nhậu có kẻ rất sợ tiết
dù ở đời họ máu tiết canh nhau

Thì làm sao
thì làm gì nào

Thì ta thi tài với con nít lối xóm
cờ tướng cờ vua cờ ngựa cờ ô ...

Và chơi lại trò xưa đơn giản như là không có gì
ván âm dương Kim Mộc Thủy Hoả Thổ

Năm ô cờ sắp xếp cả thiên hạ
ngồi xổm chơi hay bệt đất thì tuỳ

Và nghêu ngao lõng thõng hò vè
Và chơi lại trò xưa đơn giản như là không có gì
ván âm dương Kim Mộc Thủy Hoả Thổ

Năm ô cờ sắp xếp cả thiên hạ
ngồi xổm chơi hay bệt đất thì tuỳ

Và nghêu ngao lõng thõng hò vè
giun dế du dương ễnh ương đắm đuối

Và ngạo nghễ khúc đồng dao nhăng cuội
lời trẽ con phấp phới ngũ hành kỵ

Cuối năm con dê (1991)
Ðầu năm con khỉ (1992)

Các tác phẩm khác

Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21654
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.

Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19932
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30951
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.

Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28720
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23209
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21923
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24370
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21443
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19342
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26484
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Hiển thị 241 - 250 tin trong 2384 kết quả