nguồn : http://vi.wikipedia.org
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.
Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.
Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.
Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.
Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt dân chính Đảng thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.
Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[2] Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).[2]
|
|
Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:
Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[3]
Chiêu hồn tử sĩ
Lượt xem: 13033
21/08/2013 20:49
Tiết tháng bảy mưa dầm xùi xụt
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau khảm bạc, giếng ngô rụng vàng
Văn tế thập loại chúng sinh
Lượt xem: 11541
21/08/2013 20:48
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não ngườI thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Ngẫu hứng
Lượt xem: 16824
21/08/2013 20:46
Lau trắng nở phau, cúc chớm vàng
Lòng quê muôn dặm với đêm trường
Đẩy song gượng dậy xem trăng sáng
Bóng rợp che trùm, lấp bóng trăng.
Bướm chết trong sách (Điệp tử thư trung)
Lượt xem: 14384
21/08/2013 20:45
Vân song tằng kỷ nhiễm thư hương
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng
Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương
Sông Đồng Lung (Đồng Lung Giang)
Lượt xem: 19232
21/08/2013 20:43
Đồng Lung giang thủy khứ du du
Kim cổ nhàn sầu bất trú lưu
Sa chủy tàn lô phi bạch lộ
Lũng đầu lạc nguyệt ngọa hàn ngưu
Ký hữu
Lượt xem: 20345
21/08/2013 20:42
Mạc mạc trần ai mãn thái không
Bế môn cao chẩm ngọa kỳ trung
Nhất thiên minh nguyệt giao tình tại
Bách lý Hồng sơn chánh khí đồng
Xuân tiêu lữ thứ
Lượt xem: 16293
21/08/2013 20:41
Ám lý thiên kinh vật hậu tân.
Trì thảo (1) vị lan thiên lý mộng,
Đình mai dĩ hoán nhất niên xuân.
Anh hùng tâm sự hoang trì sính,
Vết mây
Lượt xem: 18434
21/08/2013 20:37
Lòng vẫn bâng khuâng hương lửa nhớ
Người đi áo bạc dặm trường xa
Con đò ly khách mênh mông sóng
Đã mỏi mòn chưa, những mộng hoa ?
Tiểu sử
Lượt xem: 20329
21/08/2013 20:36
Phương Triều
Sanh tại Sa-đéc. Dạy học (Trung học tư thục Cộng Hòa, đường Trương Minh Giảng, Sài-gòn).
Quên
Lượt xem: 27955
21/08/2013 20:32
Nửa dêm thức dậy ôn bài
Tưởng còn đi học, tới ngày đi thi.
Nhìn em dáng ngủ nhu mì
Tắt đèn.
Hiển thị 1701 - 1710 tin trong 2156 kết quả