nguồn : http://vi.wikipedia.org
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.
Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.
Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn bướm mơ tiên (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm 1934.
Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả. Bài Tình tuyệt vọng ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.
Trong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đại Việt dân chính Đảng thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.
Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng có viết một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[2] Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).[2]
|
|
Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:
Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[3]
Trái tim Sài-gòn
Lượt xem: 19231
17/12/2014 23:25
Sài-Gòn của những ngày xưa
Trời đang trưa nắng cơn mưa chợt về
Con đường với những hàng me
Chiều nghiêng chiêng đổ lá khoe áo vàng
Chiều chủ nhật buồn
Lượt xem: 20749
17/12/2014 23:25
Hôm nay chiều chủ nhật
Anh trở lại chốn xưa
Dốc phố buồn ngơ ngác
Đâu rồi bóng người xưa
Điệu lý xàng xê
Lượt xem: 13628
17/12/2014 23:24
Ngồi buồn nhớ lý xàng xê
Ngọt ngào câu hát tình quê đậm đà
Lạc bầy con sáo dặm xa
Cống hò điệu lý ngân nga tìm về
Biển và quê hương
Lượt xem: 21264
17/12/2014 23:23
Quê hương ơi có còn chùm khế ngọt
Hàng dừa xanh nghiêng bóng dưới chân cầu
Bờ chuối nào gọi gió tiếng lao xao
Giậu mồng tơi bên rào còn tím thẩm
Yêu như....là yêu
Lượt xem: 24401
17/12/2014 23:22
Em nhớ mãi ngày đầu tiên gặp gỡ
Anh khẽ chào làm loạn nhịp tim em
Ánh mắt anh sao tha thiết êm đềm
Nghe chớm nở li ti màu hoa nắng
Áo tím ngày xưa
Lượt xem: 24414
17/12/2014 23:21
Đêm mưa lạnh buồn
Trên căn gác trọ
Giăng giăng đầu ngõ
Phố vắng im lìm
Thơ gởi em gái Sài-gòn
Lượt xem: 19463
17/12/2014 23:20
Anh đoán biết em không là gái Huế
Bờ tóc dài nhưng không nón bài thơ
Cầu Trường Tiền còn đang đứng lơ ngơ
Nhìn sông Hương con nước chiều trôi chậm
Chiếc nón bài thơ
Lượt xem: 22216
17/12/2014 23:19
O mần chi đứng bên bờ sông vắng
Tóc O dài tha thướt trong gió bay
Có phải là O đang đứng chờ ai
Đôi mắt O sao mà tha thiết quá
Bụi pha lê
Lượt xem: 29902
17/12/2014 23:18
Một đêm mưa trút từng cơn
Nghe rưng rứt một nỗi buồn không tên
Pha lê phủ hạt bụi chìm
Một đêm hai đứa chúng mình.....yêu nhau
Bông cỏ may
Lượt xem: 26447
17/12/2014 23:17
Mơ màng giấc ngủ đêm qua
Tôi như trở lại những ngày xa xưa
Sau hè tàu chuối che mưa
Tôi em hai đứa cũng vừa mới quen
Hiển thị 1081 - 1090 tin trong 2156 kết quả