Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Huy Cận (19192005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.

Tiểu sử

Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].

Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Hoạt động chính trường

Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.[2]

Trong những năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ.[3]

Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.[4]

Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]

Đời tư - Gia đình

Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mất năm 2009. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội[6]. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.

Ông có 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với Ngô Xuân Như, em gái của Xuân Diệu), người bị công an Việt Nam bắt năm 2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự, bị tuyên án 7 năm tù, 3 năm quản chế. Em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng tác

Trước tháng 8 năm 1945

Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.[5]

Sau tháng 8 năm 1945

Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)...[5]

Danh hiệu

Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).[5]

Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng[7].

Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận. Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận.

chú thích

Các tác phẩm khác

Gởi từ đảo nhỏ Lượt xem: 24342
20/12/2014 12:57
Những cánh chim năm ngoái lại bay về
Mùa lại gửi những con tem đúng hẹn
Chiến sĩ nhận ra trên từng đôi cánh
Những chân trời chim đã bay qua

Hạnh phúc Lượt xem: 16721
20/12/2014 12:56
Ra sông với đám củi rều
Cha tôi mang về những khúc ca trôi nổi
Cây khế có thêm một vị buồn
Sấm hứa hẹn chân mây mà cơn mưa bay mất

Hỏi Lượt xem: 28209
20/12/2014 12:56
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
-Chúng tôi tôn cao nhau

Im lặng Lượt xem: 30060
20/12/2014 12:55
Qua bức tường mảnh chai
Qua cầu ao dễ ngã
Anh đi tìm
Em khuất tóc sau mây

Lời thưa Lượt xem: 18634
20/12/2014 12:54
Tôi vẫn thường hay lẫn với mồ hôi
Xin bạn cứ hình dung một mảnh đời lấm láp
Những gì hay để quên, những gì hay bỏ sót
Tôi ấy mà, xin bạn cứ hình dung

Một ngày Lượt xem: 17772
20/12/2014 12:54
Chiếc ly còn trên bàn
Thêm một ngày kỷ niệm chưa bị đem bán
Em chưa đứng chợ đen
Kiếm ăn bằng lừa đảo.

Mưa đá Lượt xem: 30502
20/12/2014 12:53
Mưa đá đi tìm nơi dễ vỡ
Thân cây xây xát thật êm đềm
Trẻ con quăng mũ giang tay múa
Người lớn buông rèm lặng đứng xem

Mùa hạ đi đâu Lượt xem: 25481
20/12/2014 12:52
Bà ơi mùa hạ đi đâu?
Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Tiếng sấm trốn lẩn vào mây
Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà

Mùa xuân đi đón Lượt xem: 16721
20/12/2014 12:51
Bắt gặp đám cỏ non
Lòng thơ như trẻ con
Muốn gọi đàn bê đến
Bứt cỏ đưa nó ăn

Mười hai câu Lượt xem: 36422
20/12/2014 12:50
Nguyễn Du viết Kiều hơn hai trăm năm
Gió vẫn lạnh trên vai người phận bạc
Chèo Quan Âm trẻ già đều thuộc
Nỗi oan khuất ở đời nào đã chịu vơi đâu

Hiển thị 461 - 470 tin trong 2176 kết quả