nguồn : http://vi.wikipedia.org
Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận; là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông là bạn tâm giao của Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng khác của Việt Nam.
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917)[1].
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.[2]
Trong những năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ.[3]
Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.[4]
Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.
Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.[5]
Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mất năm 2009. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội[6]. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội.
Ông có 4 người con, 2 con trai và 2 con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với Ngô Xuân Như, em gái của Xuân Diệu), người bị công an Việt Nam bắt năm 2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự, bị tuyên án 7 năm tù, 3 năm quản chế. Em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.[5]
Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)...[5]
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).[5]
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng[7].
Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận. Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận.
Không lời
Lượt xem: 26801
19/12/2014 19:21
Bốn biển đã đong đầy nước mắt
Nhân loại ơi! Thế kỷ ngất ngư rồi
Tự do đâu? Vẫn âm u trời đất
Xích xiềng khua khua mãi những đêm tù
Lại đi Nam
Lượt xem: 24760
19/12/2014 19:20
Từ biển cát ta lại vào Suối Cát
Sông núi mờ xanh hề gót lãng du
Một góc trời Nam trắng xóa mưa thu
Chợt ngoảnh lại quê hương chừ xa lắc
Lại một đêm không ngủ
Lượt xem: 23935
19/12/2014 19:18
Bóng trăng vừa lấp ló
Trông ra đã lặn rồi
Còn bóng mây thiên cổ
Ngập ngừng chẳng muốn trôi
Ly rượu cuối năm
Lượt xem: 22575
19/12/2014 19:17
(Uống rượu với bạn tại chợ Đủi-Q3-SG71)
Chiều cuối năm buồn ra Chợ Đủi
Ta mời ta những ly rượu đầy
Quên quên hết trò đời dâu bể
Với nỗi sầu vạn kiếp khôn khuây
Mới biết
Lượt xem: 23086
19/12/2014 19:16
Anh mới biết bây giờ anh mới biết
Chuyện tình yêu vẫn là chuyện muôn đời
Tìm đến nhau bằng khoảng cách mù khơi
Trong cay đắng mặt trời buồn rét lạnh
Ngày qua tiễn bạn
Lượt xem: 20351
19/12/2014 19:15
Ngày qua tiễn bạn hành phương ấy
Giữa chợ đời hề! Rượu chẳng ấm môi
Bằng hữu xa chừ! Như mây chia trôi
Nói dăm câu chừ vô nghĩa mà thôi
Ngày vắng
Lượt xem: 14282
19/12/2014 19:13
Ngày vắng Bé đột nhiên buồn ủ rũ
Con đường về đầy những lá me xanh
Chiều Chúa nhật ngôi trường sương khói phủ
Anh một mình ngồi nói chuyện với hư không
Nhớ Kinh Kha
Lượt xem: 27283
19/12/2014 19:12
Bạo chúa đắp Trường Thành chôn kẻ sĩ
Để ngai vàng muôn thuở sánh trăng sao
Nhưng ô hô ! Nhà Tần rồi cũng mất
Chỉ còn đây niềm oán hận thiên thu.
Nhớ quê
Lượt xem: 18241
19/12/2014 19:11
Đã lâu lắm rồi Quãng Ngãi ơi
Lòng ta ray rức nhớ khôn nguôi
Mười một năm trời xa quê mẹ
Cũng bởi áo cơm cái nợ đời.
Nhớ Sài Gòn
Lượt xem: 35025
19/12/2014 19:09
Nhớ Sài Gòn những cơn mưa vội vã
Nắng chói chang thành phố ngập ánh đèn
Bác phu xe đầu trần còng lưng đạp
Nhưng đói nghèo vẫn dính cứng vòng xe
Hiển thị 651 - 660 tin trong 2176 kết quả