Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Tiểu sử và sự nghiệp

Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9

Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.

Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Thú y.

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần)[1], đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ kí Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm

Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:

  • Âm vang chiến hào (in chung);
  • Đường tới thành phố (trường ca);
  • Từ chiến hào tới thành phố (trường ca, thơ ngắn);
  • Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung);
  • Thư mùa đông.
  • Trường ca biển.
  • Thương lượng với thời gian.

chú thích

Các tác phẩm khác

Nhớ Lượt xem: 22220
21/12/2014 11:49
Buồn tình ta bước xuống
Bóng ngày xưa hiện lên
Vẫn trời xanh mây trắng
Bây giờ ai đã quên

Nhớ Huế Lượt xem: 37611
21/12/2014 11:48
Hai mươi mấy mùa xuân ở Huế
Đều mong được một chuyến đi xa
Nay đi đến tận cùng Tổ quốc
Nghe xuân da diết nhớ quê nhà

Nhớ quê Lượt xem: 26175
21/12/2014 11:47
Làng tôi ở cuối sông Bồ
Dòng sông như một dòng thơ thâm trầm
Xa làng hơn hai mươi năm
Nhiều đêm trở gió âm thầm nhớ quê

Những hàng cây giã tỵ Lượt xem: 60822
21/12/2014 11:46
(Kính tặng anh Xuân Hữu)

Bỗng nhớ hàng cây giã tỵ
Chiều xưa mới lớn trong sân
Trường ơi thương sao tà áo
Người ơi thương không dám gần.

Nói hay là không nói Lượt xem: 18830
21/12/2014 11:45
Có nhiều khi lời nói
Chỉ làm thêm hiểu lầm
Có nhiều khi không nói
Càng làm sâu cách ngăn

Nốt nhạc trầm Lượt xem: 37001
21/12/2014 11:45
Người nghệ sĩ mù đi dưới mưa
Như thể không biết mình đang ướt
Câu ca bay phương nào ai biết
Mưa dầm dề trút xuống vô tâm

Phan Rí Lượt xem: 34220
21/12/2014 11:44
Tôi vẫn gửi hồn tôi về Phan Rí
Nơi O tôi sống đến cuối đời
O tôi đi từ thuở thiếu thời
Và ở lại làm người Phan Rí

Qua đèo Lượt xem: 26134
21/12/2014 11:43
Chập chùng núi tiếp núi
Trời khuya xe qua đèo
Bạn ơi đừng buồn nữa
Quê nhà đang vọng theo

Rồi sẽ quên Lượt xem: 49906
21/12/2014 11:43
Rồi sẽ quên, rồi sẽ quên
Câu thơ ngày ấy thương em cháy lòng
Rồi quên ngày đợi đêm mong
Nắng vương hương nhớ, mưa hồng bâng khuâng

Rừng xưa Lượt xem: 41990
21/12/2014 11:42
Vùng rừng rậm hoang vu
Lâu rồi người vắng bóng
Một buổi trưa im lặng
Thú rừng đi lang thang

Hiển thị 111 - 120 tin trong 2175 kết quả