Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Tiểu sử và sự nghiệp

Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9

Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.

Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Thú y.

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần)[1], đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ kí Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm

Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:

  • Âm vang chiến hào (in chung);
  • Đường tới thành phố (trường ca);
  • Từ chiến hào tới thành phố (trường ca, thơ ngắn);
  • Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung);
  • Thư mùa đông.
  • Trường ca biển.
  • Thương lượng với thời gian.

chú thích

Các tác phẩm khác

Thầy đồ ve gái góa Lượt xem: 21949
18/12/2014 21:01
Người bảo rằng thầy yêu cháu đây,
Thầy yêu mẹ cháu có ai hay !
Bắc cầu, câu cũ không hờ hững,
Cầm kính, tình xưa vẫn đắng cay

Muốn lấy chồng Lượt xem: 12974
18/12/2014 21:00
Bực gì bằng gái chực phòng không ?
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng
Trên gác rồng mây ngao ngán đợi
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông

Hoài cổ Lượt xem: 21277
18/12/2014 20:58
Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười
Sự đời đến thế, thế thời thôi !
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người

Hỏi thăm quan tuần mất cướp () Lượt xem: 14395
18/12/2014 20:58
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông đến giữa đồng
Lấy của đánh người quân tệ nhỉ !
Thân già da cóc có đau không ?

Tặng đốc học Hà Nam () Lượt xem: 15317
18/12/2014 20:55
Ai rằng ông dại với ông điên
Ông dại sao ông biết lấy tiền ?
Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp
Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên

Mừng đốc học Hà Nam Lượt xem: 25650
18/12/2014 20:54
Lâu nay không gặp ngỡ xa đàng
Ai biết rằng ra giữ mõ làng
In sáo vẽ cho thằng mặt trắng
Bẻ cò tính lại cái lương vàng

Than nợ Lượt xem: 15757
18/12/2014 20:52
Quản chi công nợ có là bao !
Nay đã nên to đến thế nào ?
Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi
Chục năm chục bảy tính nhiêu sao ?

Nước lụt Hà Nam () Lượt xem: 22589
18/12/2014 20:52
Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
Gạo dăm ba bát cơ còn kém
Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi

Vịnh lụt Lượt xem: 19515
18/12/2014 20:51
Tị trước (1) Tị Này(2) chục lẻ ba
Thuận dòng nước cũ lại bao la
Bóng thuyền thấp thoáng giờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà

Tặng bà Hậu Cẩm Lượt xem: 16967
18/12/2014 20:50
Nghĩ xem đẹp nhất ở làng Và,
Tiếng gọi rằng già cũng chửa già
Làn sóng liếc ngang đôi mắt phượng
Tóc mây rủ xuống một đuôi gà

Hiển thị 881 - 890 tin trong 2175 kết quả