Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ.

Tiểu sử và sự nghiệp

Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9

Sau 1975, Hữu Thỉnh học Sơ cấp Thú y và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.

Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Chăn nuôi, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Thú y.

Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần)[1], đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ kí Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm

Hữu Thỉnh có những thi tuyển và những bản trường ca sau:

  • Âm vang chiến hào (in chung);
  • Đường tới thành phố (trường ca);
  • Từ chiến hào tới thành phố (trường ca, thơ ngắn);
  • Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung);
  • Thư mùa đông.
  • Trường ca biển.
  • Thương lượng với thời gian.

chú thích

Các tác phẩm khác

Nhớ mưa Lượt xem: 30874
20/12/2014 15:33
Lê Anh Xuân (1939-1968)

Vẳng phương xa tiếng gà gáy vọng về
đủ để anh lội qua vùng lửa
Xứ phèn mặn hoa dừa, bông lúa
có bao giờ nguôi nỗi nhớ mưa?

Hoa tự hát Lượt xem: 21215
20/12/2014 15:33
Xuân Quỳnh (1942-1988)

Tây nâng nhành hương sắc
lại gặp mặt mùa xuân
hoa có nhớ một bông hoa tự hát
giữa gió mưa vẫn riêng ngát hương quỳnh.

Gửi hồn vào hương cây Lượt xem: 15040
20/12/2014 15:32
Lưu Quang Vũ (1943-1988)

Đã là hồn Trương Ba
sao còn da hàng thịt?
đứng khuất sau cánh gà
ngậm cười ra nước mắt.

Ảo ảnh giai nhân Lượt xem: 17971
20/12/2014 15:31
Thay lời bạt - ba nén tâm hương

Văn chương như giai nhân
thỏ thẻ bên lòng mời gọi
để bao người lao tới
càng với, càng xa vời.

Đi dọc thơ ngang Lượt xem: 31881
20/12/2014 15:29
Đồ Phồn (1911-1990)

Xem người khao, người phất
Một chuỗi cười ròn tan
ba toong và mũ phớt
bước dọc đường thơ ngang.

Chạy trốn tình yêu Lượt xem: 26622
20/12/2014 15:28
Con van xin người - thần Vệ nữ!
Tha cho con kẻ chạy trốn tình yêu
Bởi tình yêu rối rắm trăm điều
Con không thể biết đâu là sự thật

Đợi Lượt xem: 41454
20/12/2014 15:27
Đêm nay dưới bóng cây
Một mình em ngồi đợi
Sương ướt đẫm thân gầy
Mà anh xa vời vợi

Đôi dép Lượt xem: 29528
20/12/2014 15:26
Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Mẹ Lượt xem: 17926
20/12/2014 15:26
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con
Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn
Khi bước chân con không còn chập chững
Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.

Tình quê Lượt xem: 20810
20/12/2014 15:25
Tôi xới bát cơm đầy em giận
Em bảo tôi sao giống nhà quê
Sau mỗi bận cày về
Bát cơm đơm đầy ắp

Hiển thị 391 - 400 tin trong 2175 kết quả