Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tiểu sử

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội [4]. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm thường mang tính phản chiến và con người trong thời kỳ chiến tranh.

Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương[cần dẫn nguồn]. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.[5]

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến [6]. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ [cần dẫn nguồn]. Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Tác phẩm

Hữu Loan để lại khoảng 60 bài thơ trước lúc ông mất. Tuy nhiên chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:

  • Cũng những thằng nịnh hót
  • Đèo Cả
  • Đêm
  • Màu tím hoa sim
  • Hoa lúa
  • Ngày mai
  • Thánh mẫu hài đồng
  • Tình Thủ đô
  • Yên mô

Đánh giá

Nhật Chung:

Hữu Loan là người ẩn tướng. Thoạt nhìn, rất khó đoán định nội lực của con người vừa có dáng tiên phong đạo cốt vừa có vẻ một tiều phu núi xanh này. Thì đúng, Hữu Loan đã từng làm công việc nặng hơn việc một tiều phu: ông thồ xe chở đá

Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả. Nói đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim, bài thơ xuất phát từ là nỗi lòng của riêng ông nhưng gây xúc động và nhận được sự đồng cảm của người đọc. Bài thơ đã được các nhạc sỹ Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng phổ nhạc. Vào tháng 10 năm 2004, Màu tím hoa sim đã được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt (viết tắt: ViTek VTB) mua bản quyền với giá 100 triệu đồng.[8]

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Điếu văn tiễn biệt Nhà thơ Hữu Loan):

Ông ra đi thanh nhàn, nhẹ nhõm và mãn nguyện như vừa chở xong một chuyến xe đá giữa bà con xóm giềng. Những người như ông không bao giờ coi cái chết là trút xong một món nợ đời, mà chính là bước sang một thế giới khác sinh sinh, hóa hóa vô thường. Thế hệ đời sau nhớ mãi một nhà thơ chiến sĩ, nhớ mãi thi nhân chở đá xây đời.[5]

Vài nét về gia đình

Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm xứ Đông Dương Lê Đỗ Kỳ, Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1946)[9]. Hữu Loan quen biết bà Ninh khi ông còn học college Đào Duy Từ, Thanh Hóa. Ông đã làm gia sư dạy mấy người anh trai và sau đó là bà Ninh. Tháng 5 năm 1949, bà Ninh mất (do chết đuối) khi mới 16 tuổi và bài thơ Màu tím hoa sim ra đời. Sau đó ông kết hôn với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân, bài thơ Hoa lúa (1955) chính là bài thơ viết tặng người vợ thứ hai này.[10]

chú thích

Các tác phẩm khác

Ánh mắt Lượt xem: 23024
20/12/2014 19:42
Buổi chia tay giữa bao cặp mắt nhìn
Anh vẫn day dứt lòng vì thiếu đôi mắt ấy
Đôi mắt giấu lửa mặt trời trong đấy
Hàng mi chớp mỗi lần là sóng dậy, triều lên...

Ảo mộng Lượt xem: 27808
20/12/2014 19:41
Cơn ảo mộng mà ta có em
Đã qua rồi và em cũng mất
Mới đây thôi, em bằng xương bằng thịt
Mà bây giờ, em bỗng hóa hư vô

Bạn cũ Lượt xem: 39632
20/12/2014 19:40
Bạn nhìn tôi như mới gặp lần đầu
Bỗng nhiên tôi như người từ hành tinh khác xuống
Bạn chìa tay ra, miễn cưỡng
Bàn tay trơn tuột đến bàng hoàng...

Biển trong anh Lượt xem: 22403
20/12/2014 19:40
Xa quê mang theo biển trong lòng
Biển thẳm sâu. Biển ồn ào sóng vỗ
Tít chân trời buồm nghiêng trong nỗi nhớ
Biển mang mang xanh một sắc không cùng

Chẳng một lần sau ... Lượt xem: 29411
20/12/2014 19:39
Lời từ: "Chẳng bao giờ hiểu được nhau
Bởi không có lần sau nữa rồi
Chẳng vì em chẳng vì tôi
Chúng ta đừng nói những lời trách nhau

Chào tuổi học trò Lượt xem: 15579
20/12/2014 19:38
Thôi chào tuổi sinh viên, thôi tạm biệt mái trường
Anh đã ra đi không có quyền trở lại
Bằng lăng ơi, tím chi mà tím mãi
Mùa hoa buồn ở lại nhé, tôi đi...

Chiều thứ bảy Lượt xem: 29046
20/12/2014 19:38
Chiều thứ bảy - về đâu - chiều thứ bảy
Ta không có hẹn hò, ta chờ đợi vẩn vơ
Đường nhộn nhịp người đi, đường tấp nập hẹn hò
Ta một mình ta đứng ngoài tấp nập ấy

Chờ không hẹn Lượt xem: 38416
20/12/2014 19:37
Có hẹn gì đâu mà anh vẫn cứ chờ
Một dáng em qua...
Chiều bỗng dài vời vợi
Không hẹn gì đâu mà anh vẫn đợi

Chuyện ở Trường Sa Lượt xem: 12377
20/12/2014 19:36
Hôm ấy, chúng tôi ai cũng cảm thấy buồn
Mất tấm ảnh vẫn treo giữa góc nhà tiểu đội
Tấm ảnh cắt ra từ trang họa báo
Cô gái mặc áo dài đứng hát say sưa

Có thể Lượt xem: 41144
20/12/2014 19:35
Có thể là em cũng... yêu tôi
Nếu ta không muộn mằn gặp gỡ
Và có thể bình thường như muôn thuở
Em với tôi sẽ thành vợ thành chồng

Hiển thị 321 - 330 tin trong 2227 kết quả